- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Trị "cứt trâu" cho bé
Cứt trâu là một hiện tượng bình thường và vô hại, có thể xảy ra ở 50% trường hợp bé nhũ nhi. Tình trạng này được biểu hiện đặc trưng bởi nhiều gàu tích tụ và đóng vảy trên da đầu giống như trong bệnh viêm da tiết bã. Trong một số hiếm trường hợp, cứt trâu có thể lan đến những vùng da khác của bé.
Nguyên nhân
Các chuyên gia chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng cứt trâu. Tuy nhiên, cứt trâu không phải do nhiễm trùng, dị ứng hoặc vệ sinh kém. Thông thường, cứt trâu sẽ tự khỏi mà không cần điều trị gì sau 1 hoặc 2 năm.
Một trong những nguyên nhân được đề cập đến nhiều nhất của cứt trâu là do tình trạng những tuyến nhờn của các nang lông hoạt động quá mức. Khi các chất nhờn được tạo ra quá nhiều sẽ kết dính các tế bào da chết và không cho các tế bào này bong tróc. Nó cũng có thể kích thích sự phát triển của một loại nấm trên da bé. Loại nấm này có tên Pityrosporum Ovale sống nhờ vào chất nhờn và các tế bào da chết và có thể gây ra triệu chứng khó chịu cho bé do da bị kích thích và đỏ.
Một số nguyên nhân tăng tiết chất nhờn:
- Nội tiết tố của mẹ vẫn còn lưu hành trong máu của bé.
- Hệ tiêu hóa ở bé chưa trưởng thành, không có khả năng hấp thu đủ biotin, các vitamin thiết yếu và muối khoáng hiệu quả.
- Gội đầu không thường xuyên cho con làm tích tụ chất nhờn và gia tăng các vi khuẩn.
Triệu chứng
- Những mảng vảy đóng trên da đầu.
- Vài vùng da bị đỏ.
- Da bóng nhờn và đóng vảy nứt nẻ.
- Bé quấy khóc hoặc dễ bị kích động.
- Có thể nổi ban gần tai và lông mày.
Hầu hết các trường hợp là nhẹ nhưng cần chú ý xem bé có bị hăm hay sưng phồng trên da đầu không. Nếu các chỗ sưng phồng trên da đầu bất thường hơn so với các vảy da thông thường, đó có thể là dấu hiệu của nấm da đầu.
Điều trị
Không nên dùng bất kỳ loại hóa chất mạnh nào như các loại dầu gội trị gàu hoặc các biện pháp điều trị mạnh tay áp dụng cho bé, trừ khi nó thật sự cần thiết. Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng sẽ giảm với những biện pháp sau đây:
- Rửa da đầu cho con thường xuyên hơn để loại bỏ sự tích tụ các chất nhờn.
- Sử dụng dầu gội dành cho bé hoặc có thể thử dùng dầu gội có chứa Biotin.
- Bôi những loại dầu như vaseline buổi tối trước khi bé ngủ. Vaseline sẽ làm mềm các vảy da đầu lúc ngủ và bạn có thể chải đầu cho chúng bong ra vào sáng hôm sau.
- Nếu các vảy da đầu vẫn không bớt, thử bôi một số loại dầu tự nhiên như dầu olive lên da đầu bé. Chờ khoảng 15-30 phút cho để cho dầu làm mềm các vảy rồi chải cho chúng bong đi bằng loại bàn chải mềm. Cần chú ý rửa sạch da đầu không để còn chất dầu sau đó, bởi vì Pityrosporum Ovale sẽ sống và sinh sôi trên da đầu nhiều dầu.
BS. Minh Tuấn (BV Nhi Đồng 1)
- Chăm sóc và phòng tránh thủy đậu cho bé (07:33:00 26/03/2010)
- Dấu hiệu viêm tai giữa cấp ở bé (07:00:00 25/03/2010)
- Không rung lắc với bé dưới 2 tuổi (07:00:00 24/03/2010)
- Phân loại và điều trị táo bón cho bé (08:00:00 23/03/2010)
- Mảnh xương ăn dặm trong phế quản bé 11 tháng (09:08:00 22/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |