- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Những lỗi khi chăm bé ăn
Đối với người mẹ có con dưới 1 tuổi sai lầm thường mắc đó là không chịu nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc nói đúng hơn là không biết cách để duy trì nguồn sữa mẹ.
Nhiều người mẹ vẫn chưa hiểu đúng về vai trò của sữa mẹ đối với sự phát triển của bé mặc dù vấn đề này đã được thông tin đại chúng, sách báo nói rất nhiều.
Một số người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thì lại ăn kiêng quá mức nên chất lượng sữa không bảo đảm. Bé bú mẹ nhưng không lên cân, vẫn bị còi xương, thiếu máu thế là lại cho rằng sữa mình xấu, nóng nên bỏ sữa mẹ cho ăn sữa ngoài.
Sai lầm nữa là cho bé ăn bổ sung quá sớm, có cháu mới 3-4 tháng tuổi đã cho ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hậu quả là suy dinh dưỡng.
Một sai lầm phổ biến nữa là khi cho bé ăn bột, cháo thì chỉ ninh nước xương, nước thịt, nước rau củ mà không cho bé ăn cái vì cứ nghĩ rằng, bé không ăn được. Đặc biệt, còn rất nhiều người mẹ cho rằng, ăn xương ống, xương chân gà để chống bệnh còi xương, ăn xương để cho bé cứng xương. Thế nên, những cháu nào càng ăn nhiều nước xương thì lại càng bị còi xương.
Một sai lầm nữa cũng thường gặp là cho bé ăn quá ít dầu mỡ, thường chỉ cho bé ăn thịt nạc. Chính tình trạng thiếu dầu mỡ làm cho các cháu bị thiếu năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng, bị thấp còi do không hấp thu được vitamin D và A.
Còn đối với các cháu đã lớn hơn thì sai lầm hay gặp là không chịu tập nhai cho bé. Bé đã 3-4 tuổi vẫn cháo xay, bé không biết nhai, không biết nuốt. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười ăn của bé. Do không nhai, không ăn được rau quả nên các cháu rất hay bị táo bón.
Một sai lầm phổ biến ở lứa tuổi mẫu giáo là hay cho bé ăn vặt bánh kẹo, nước ngọt, snack..., trước các bữa ăn dẫn đến tình trạng biếng ăn của bé. Các bậc ông bà khi đi đón bé buổi chiều hay mắc sai lầm này.
Còn những sai lầm gặp ở mọi lứa tuổi đó là cho bé ăn quá ít, khi bé ăn ít thì lại không tăng số bữa lên. Thành phần các chất dinh dưỡng trong bữa ăn không cân đối, cho bé ăn quá nhiều chất đạm nhưng lại thiếu chất bột đường (cháo, cơm, mì,...) nên bé bị thiếu năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng nhưng lại bị táo bón do ăn nhiều chất đạm và ăn ít rau quả. Phần lớn người mẹ không chú ý đến lượng lớn nước uống cho bé hằng ngày nên vào mùa hè, các cháu bị thiếu nước dẫn đến mệt mỏi, lười ăn, táo bón.
Hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, sai lầm hay mắc của người mẹ là ép con ăn quá nhiều, dẫn đến tình trạng lười ăn, nôn trớ của bé. Nhưng bé nào ăn được theo ý muốn của mẹ thì lại bị thừa cân béo phì, một tình trạng dinh dưỡng ngày càng gia tăng hiện nay. Tâm lý thích bé béo bụ bẫm ở các người mẹ vẫn còn rất phổ biến. Điều trị một bé bị thừa cân béo phì khó hơn nhiều so với điều trị một bé suy dinh dưỡng.
BS. Lê Thị Hải (Tạp Chí Mẹ và Bé)
- Trị 'cứt trâu' cho bé (08:00:00 29/03/2010)
- Chăm sóc và phòng tránh thủy đậu cho bé (07:33:00 26/03/2010)
- Dấu hiệu viêm tai giữa cấp ở bé (07:00:00 25/03/2010)
- Không rung lắc với bé dưới 2 tuổi (07:00:00 24/03/2010)
- Phân loại và điều trị táo bón cho bé (08:00:00 23/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |