- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng ngừa viêm tiểu phế quản mùa đông
Bệnh lưu hành quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa đông - xuân khi gặp nhiều yếu tố thuận lợi để bệnh phát sinh và phát triển, trong đó phải kể tới điều kiện sinh sống đông đúc chật hẹp.
Virus gây bệnh viêm tiểu phế quản chủ yếu do một loại virus đường hô hấp có tên là VRS, có khả năng gây bệnh cho mọi độ tuổi, nhưng hậu quả xấu nhất là gây bệnh viêm tiểu phế quản ở bé sơ sinh.
VRS tán phát qua đường không khí (ho, hắt hơi) hoặc gián tiếp qua tay và các vật dụng nhiễm chất tiết mũi họng của bệnh nhân. VRS tồn tại trên da 30 phút và nhiều giờ trên các vật dụng bị ô nhiễm. VRS có khả năng lây lan rất mạnh khi bé tiếp xúc với nguồn bệnh; do vậy, cần tránh để bé tiếp xúc với người đang có chứng sổ mũi.
Nếu bé bị sổ mũi, nên hút và rửa mũi cho con với dung dịch sinh lý, nhằm ngăn chặn virus xâm nhập vào phế quản. |
Khoảng 95% bé bị nhiễm VRS trước tuổi lên 2 nhưng may mắn là có tới 70-80% chỉ biểu hiện triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (sổ mũi, ho) và bệnh khỏi sau vài ngày mà không gây biến chứng gì.
Nhưng số ít trường hợp còn lại, virus phát tán xuống đường hô hấp dưới để gây viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Các tiểu phế quản rất nhỏ nên dễ bị tắc do các chất nhầy ứ trệ ở đường thở, ngăn không khí tới các phế nang trong phổi, khiến bệnh nhân thiếu hụt oxy.Khi bệnh mới phát, bệnh nhân ho khan nhưng rồi cơn ho tiếp diễn ngày đêm, niêm mạc khí phế quản viêm dày, sinh đờm, khiến bé vướng đờm và khó thở, thở rít. Bệnh không có chỉ định kháng sinh do không có tác dụng với virus.
Các đối tượng dễ nhiễm bệnh là bé dưới 3 tháng tuổi, sinh thiếu tháng, bé có bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh lý hô hấp (bệnh nhầy nhớt), bị suy giảm miễn dịch, bị nhiễm khói thuốc bị động.
Để ngừa sự tái phát bệnh, biện pháp tốt nhất là không để con tiếp xúc với nguồn bệnh bằng tuân thủ các biện pháp đơn giản sau:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi săn sóc con.
- Không hôn con.
- Tránh để bé sơ sinh, 2-3 tháng tuổi tiếp xúc với môi trường đông người hoặc môi trường không khí quá tù hãm (duy trì sự thông thoáng của phòng bé).
- Nếu bé bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi cho con bằng dung dịch sinh lý nhằm ngăn chặn virus xâm nhập xuống khí phế quản.
- Không cho con tiếp cận với những người đang có chứng sổ mũi hoặc dùng chung các dụng cụ của bé khác.
- Không hút thuốc trong phòng của bé.
BS. Lê Quang Hồng (KH & ĐS)
- Nhận biết điếc sớm ở bé (09:35:00 09/12/2009)
- Kiểm tra vùng kín cho bé trai (10:32:00 08/12/2009)
- 2 bệnh gia tăng trong mùa lạnh ở bé (08:38:00 07/12/2009)
- Hơn 2 tuổi đã phải đeo kính loạn thị (08:51:00 04/12/2009)
- Bé 4 tuổi thoát chết sau cú nhảy từ tầng 5 (16:56:00 03/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |