- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Kiểm tra vùng kín cho bé trai
Từ tuổi 12-18, bé gái bắt đầu bước vào một giai đoạn quan trọng, đó là quá trình phát triển của hệ sinh dục. Ở bé trai thời kỳ phát dục chậm hơn, bắt đầu khi bé 15 tuổi.
Quá trình phát dục ảnh hưởng rất lớn đến tâm - sinh lý và cả sức khoẻ của mỗi bé trong những giai đoạn tiếp theo của đời người. Trong quá trình phát triển ấy, nếu mọi việc tiến triển bình thường thì không có gì đáng bàn, nhưng nếu gặp trục trặc, cha mẹ cần được nhận biết sớm để có cách giải quyết nhanh nhất, khoa học nhất, giúp ích cho quá trình trưởng thành của con.
Khi bé còn là bào thai, hai tinh hoàn nằm ở vùng khoang bụng. Chỉ gần tới ngày ra đời, chúng mới tụt xuống bìu. Khi mới sinh, bé có thể thiếu một, thậm chí cả hai tinh hoàn. Một vài tháng sau, chúng sẽ tụt dần xuống chỗ quy định. Tất nhiên, nếu tới 2 tuổi mà tinh hoàn vẫn chưa xuống hết thì bé cần có sự can thiệp của bác sĩ.
Khi con trai lên 2 tuổi, bố mẹ phải kiểm tra xem phần da quy đầu cậu bé có lỏng không, có khả năng tụt trở lại, để lộ cái nõn tù bên trong hay không. Nếu có thì từ tuổi thứ 3 trở đi, mỗi khi tắm cho bé, cha mẹ cần phải rửa phần da đó. Cũng từ 3 tuổi, cha mẹ phải thường xuyên nhắc nhở để con nhớ rằng, rửa bao quy đầu là một công việc vệ sinh bắt buộc. Bởi vì gần tới tuổi dậy thì, các bé trai có thể có tinh trùng. Nếu không rửa sạch thường xuyên, bao quy đầu sẽ là nơi phân hủy của tinh dịch ứa ra ngoài, có thể dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn. Vì vậy, dù chưa có tinh dịch thì việc rửa bao quy đầu vẫn là một công việc vệ sinh bắt buộc đối với tất cả các "đấng mày râu" tương lai.
Có trường hợp bao quy đầu không cơ động do bị hẹp bao quy đầu hoặc kết dính da quy đầu bẩm sinh. Điều này không đáng lo ngại, nhưng cần được xử lý trước khi bé cắp sách tới trường. Sau khi kiểm tra cụ thể, bác sĩ nhi sẽ cho biết cần xử lý vào thời kỳ nào. Nhiều bé đã lên 10 tuổi mà vẫn không biết rằng bao quy đầu có thể vận động qua lại được. Đó là lỗi của cha mẹ đã không chú ý nhiều tới con mình, cũng vì vậy mà không phát hiện được những khuyết tật bẩm sinh của con.
BS. Vũ Nhân (SK & ĐS)
- 2 bệnh gia tăng trong mùa lạnh ở bé (08:38:00 07/12/2009)
- Hơn 2 tuổi đã phải đeo kính loạn thị (08:51:00 04/12/2009)
- Bé 4 tuổi thoát chết sau cú nhảy từ tầng 5 (16:56:00 03/12/2009)
- Nhiễm trùng da do mẹ đắp đỗ xanh nhai nát (09:19:00 03/12/2009)
- Phòng cảm lạnh và cúm với vi khuẩn Bifidobacterium lactics (BB12) (08:51:00 02/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |