- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Sơ cứu khi bé bị điện giật
Trước hết cần phải bình tĩnh, đừng hốt hoảng và kêu mọi người xung quanh giúp đỡ.
- Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.
- Nếu bé còn tỉnh: An ủi bé để bé yên tâm.
Ảnh minh họa.
- Nếu thấy bé bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có dấu hiệu ngưng thở, ngưng tim (vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở).
Khi thấy bé ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt - ép tim ngoài lồng ngực: làm ngay theo các bước sau, phải kiên trì, không được vận chuyển đi nơi khác khi bé chưa tỉnh.
+ Vỗ mạnh 3-5 cái vùng ngực. Đặt bé lên nền cứng (ván cứng, mặt đất), nới lỏng quần áo và các thứ chằng buộc trên người làm cản trở hô hấp.
+ Hà hơi thổi ngạt: Quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu bé. Bàn tay trái đặt sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân.
+ Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân. Dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng đầu lên hít sâu một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp.
Những lần sau, cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với bé nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi.
- Đưa bé đến cơ sở y tế.
Phòng ngừa điện giật tại gia đình
- Thiết kế các ổ điện ngoài tầm với của bé. Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay các bé.
Các bé rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa, bé rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt... Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở.
Điện giật rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì. Người bị điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát.
- Để nguồn điện ở chỗ bé còn nhỏ không với được: dùng chắn điện an toàn, lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến. Dạy cho bé lớn không được chọc vào các ổ điện, leo trèo cột điện, thả diều nơi có đường điện chạy qua. Đặc biệt người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm.
BS. Phạm Hà (SK & ĐS)
- Lưu ý khi bé ngồi bô (13:00:00 08/05/2009)
- Dịch sốt virus ở Hà Nội và cách chăm sóc bé (17:01:00 07/05/2009)
- Chăm sóc bé 'còi cọc' (16:12:00 07/05/2009)
- Để bé luôn khỏe mạnh (15:03:00 06/05/2009)
- Mặt trái khi 'để con' cho ông bà (14:01:00 05/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |