- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lưu ý khi bé ngồi bô
Khoảng 18 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé làm quen với việc ngồi bô. Bạn nên để bé vui vẻ với hoạt động ngồi bô và được cha mẹ vệ sinh sau đó.
Bạn có thể gợi ý xem bé thích ngồi bô theo tư thế hoặc địa điểm nào nhất. Nếu bé không hào hứng, bạn nên đợi thêm vài ngày nữa mới nên tiếp tục khuyến khích bé ngồi bô.
Những lưu ý khác khi cho bé ngồi bô là:
Địa điểm an toàn
Bạn có thể cùng bé thống nhất địa điểm đặt bô sao cho an toàn và thuận lợi nhất. Khi bạn nhận thấy bé đã sẵn sàng, bạn nên để bé làm quen với bô nhiều hơn. Lúc bé "buồn", bạn thử cổ vũ bé ngồi vào bô và tự đi vệ sinh theo cách này.
Thời gian
Nếu bé có thói quen đi vệ sinh vào những khoảng thời gian cố định trong ngày thì đó là dấu hiệu tốt. Nếu việc ngồi bô khiến thói quen đi vệ sinh ở bé bị đảo lộn thì bạn nên điều chỉnh lại.
Vì những nguyên nhân khác nhau nên một số bé có thể e ngại việc ngồi bô (bé sẵn sàng nhịn việc đi tiêu, đi tiểu). Do đó, ngay khi bạn nhận thấy bé có vẻ “buồn”: mặt bé đỏ lên, bé nhăn nhó, ôm bụng, không thể đứng yên… bạn nên nhanh chóng đặt bô và hướng dẫn bé ngồi đúng thao tác.
Giải thích cho bé
Nếu lo lắng, bé sẽ từ chối việc ngồi bô. Kết quả, bé có thể bị tè dầm hoặc ị ra quần. Nói cho bé hiểu việc ngồi bô là điều cần thiết thay vì bạn quát mắng bé.
Nếu bé mắc lỗi khi ngồi bô, bạn cũng nên tránh chỉ trích bé. Bạn nên để cho bé tự do quyết định việc ngồi bô. Nhiệm vụ của bạn là nhận biết dấu hiệu bé muốn đi vệ sinh và sẵn sàng trợ giúp bé.
Đương đầu với vài sự cố
Thời gian mới làm quen với việc ngồi bô, bé có thể lúng túng tới mức tè dầm trước đó. Một số bé khác không chịu ngồi yên trong bô nếu không có cha mẹ bên cạnh. Dù là sáng, chiều hay tối, bạn vẫn nên ngồi gần khi bé ngồi bô. Bé có thể làm ướt, bẩn quần áo trong lúc ngồi bô.
Tạm biệt tã
Khi bé nhận thức được việc đi vệ sinh, bạn chỉ nên dùng tã vào ban đêm cho bé. Ban ngày, nhiều lúc bé vẫn gặp vài sự cố làm ướt, bẩn quần nhưng điều này không mấy quan trọng. Nên nhớ rằng, bé vẫn cần sự giúp đỡ của cha mẹ để hoàn thiện kỹ năng ngồi bô hoặc đi vệ sinh trong toilet. Bé cũng không thể tự mình xoay xở với khóa kéo hoặc cúc quần.
Chuyển cho bé sang ngồi trong nhà vệ sinh
Một khoảng thời gian sau khi bé đã khá thoải mái trong việc ngồi bô, bạn có thể khuyến khích bé chuyển bô vào trong nhà vệ sinh. Nếu bé đủ lớn, bạn nên cho bé làm quen với việc sử dụng toilet. Nên đảm bảo rằng, bé luôn được thoải mái và an toàn khi ngồi toilet bằng cách bạn mua cho bé một chiếc ghế ngồi chuyên dụng.
Dạy bé đi vệ sinh một mình
Thời điểm này, bạn không cần ngồi bên cạnh giám sát bé vệ sinh. Nếu bé đã ngồi bô hoặc toilet vững, bạn có thể ra ngoài trong ít phút. Sau đó, bạn quay trở lại và kiểm tra bé. Khi bé đã ngồi toilet hoàn toàn mà không cần ngồi bô, bạn có thể cho phép bé tự đi vệ sinh khi bé muốn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên giúp bé vệ sinh sau đó để giúp bé luôn sạch sẽ và tránh bị nhiễm khuẩn.
Phương Thảo (Theo Askamun)
- Dịch sốt virus ở Hà Nội và cách chăm sóc bé (17:01:00 07/05/2009)
- Chăm sóc bé 'còi cọc' (16:12:00 07/05/2009)
- Để bé luôn khỏe mạnh (15:03:00 06/05/2009)
- Mặt trái khi 'để con' cho ông bà (14:01:00 05/05/2009)
- Cách sử dụng gối chữ U (16:19:00 04/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |