- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nứt hậu môn ở bé
Nứt hậu môn có thể khó nhìn thấy vì những nếp da quanh hậu môn. Nguyên nhân là vì vùng xung quanh hậu môn bé rất mỏng manh; khi bé rặn mạnh (do táo bón) hoặc người lớn lau chùi mạnh (khi thay tã), vùng này sẽ bị tổn thương.
Dấu hiệu
- Đau khi đi tiêu: Bé phải rặn mạnh (hay khóc) khi đi ngoài.
Bé táo bón, bị nứt hậu môn sẽ đau khi đi tiêu. Bé càng sợ đi tiêu càng làm táo bón và nứt hậu môn nặng hơn.
- Thấy máu đỏ dính trên phân, trong tã hoặc trên giấy lau hậu môn.
- Có thể có mẩu da thừa quanh vết nứt do da bị kích ứng.
Nếu nứt hậu môn nhiều lần, kéo dài có thể cần phẫu thuật
Đa số nứt hậu môn không gây nguy hiểm, chỉ với những chăm sóc đơn giản thì nứt hậu môn sẽ khỏi hoàn toàn, đôi khi sẽ mất vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu nứt hậu môn nhiều lần, kéo dài có thể cần phẫu thuật.
Phòng tránh và chăm sóc khi bé bị nứt hậu môn
- Quan trọng nhất vẫn là tránh táo bón, rặn mạnh vì nếu bé còn táo bón thì vết nứt sẽ khó lành.
- Dùng thuốc làm mềm phân hay thuốc giảm nhu động ruột. Khi dùng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Giữ hậu môn thật sạch, khi lau rửa cần nhẹ nhàng.
- Cho bé ăn nhiều hoa quả, bé còn nhỏ có thể uống nước và ăn cả xác trái cây (tuy nhiên, nước quả không đủ chất dinh dưỡng cho bé nên không thể dùng thay sữa).
Đối với bé lớn hơn:
- Cho bé uống nước đầy đủ.
- Thêm hoa quả tươi, rau, bột ngũ cốc vào bữa ăn của bé.
- Bôi vaseline làm mềm vùng hậu môn và bôi trơn để bé dễ đi tiêu.
- Khuyến khích bé đi tiêu để tránh táo bón.
Khi cần đưa bé đến bác sĩ
- Khi bé vẫn đi tiêu ra máu, nứt hậu môn không lành.
- Bé đau nhiều, tiếp tục chảy máu khi đi tiêu dù nứt hậu môn đã lành.
BS Thùy Dương (BV Nhi Đồng 1)
- Phát hiện bé chậm nói (14:55:00 07/04/2009)
- Bé mắc bệnh về tai dễ bị béo phì (15:01:00 05/04/2009)
- Kiểm tra xem bé có bị chậm nói (13:24:00 01/04/2009)
- Những yếu tố khiến bé dễ béo phì (13:04:00 31/03/2009)
- Kẹp giấy nằm trong thực quản bé 2 tuổi (08:26:00 31/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |