- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phân biệt và điều trị chắp - lẹo
Mi mắt là một cơ quan quan trọng của cơ thể giúp bảo vệ mắt bé khỏi sự xâm nhập của những dị vật có thể làm hại mắt.
Chỉ có độ dày khoảng 0.3mm nhưng mi mắt phải đóng mở trung bình 10.000 lần mỗi ngày và phải tiếp xúc với vô số bụi bẩn, vì vậy mi mắt rất dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó thường gặp là bệnh chắp và lẹo.
Lời khuyên của BS. Trần Châu Thái - Trưởng phòng khám mắt bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phân biệt Chắp và Lẹo
- Lẹo gây sang thương ở bờ tự do của mi mắt, nguyên nhân thường là do tụ cầu gây viêm cấp tính tuyến Zeis. Bệnh tiến triển nhanh gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đó, đau. Sau 3-4 ngày, lẹo hóa mủ đóng còi màu vàng nhạt rồi vỡ thoát cả còi lẫn mủ ra ngoài.
- Chắp gây sang thương ở mặt ngoài mi mắt có dạng cục, chắc, giới hạn rõ, không di động. Nguyên nhân do tình trạng viêm mạn tính tuyến Meibomius mi mắt, khi bị bội nhiễm da vùng sang thương sẽ trở nên đỏ, sưng tấy mi mắt và tiết ra chất dịch trắng gây dính mi mắt với nhau. Chắp ít đau hơn lẹo và tiến triển chậm hơn.
Điều trị Chắp và Lẹo
Điều trị lẹo: Nếu lẹo chưa hóa mủ thì điều trị bảo tồn bằng kháng sinh nhỏ mắt hay uống theo chỉ định của bác sĩ.
Khi lẹo đã hóa mủ thì cần khám chuyên khoa mắt để được nạo lấy mủ và còi, sau nạo cần dùng kháng sinh thoa tại chỗ và băng mắt trong 1-2 ngày.
Lẹo rất hay tái phát và lây từ mắt này sang mắt khác, tuy nhiên nếu việc tái phát diễn ra quá thường xuyên thì khám xem có bệnh lý toàn thân như tiểu đường, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, stress.
Điều trị chắp: Nếu chắp nhỏ thì điều trị bảo tồn bằng cách chườm nóng. Nếu chắp lớn thì cần mổ nạo thật sạch chất nhầy, mô xơ để tránh tái phát. Nếu chắp tái phát thường xuyên cần gửi mẫu giải phẫu bệnh lý để tầm soát ung thư tuyến Meibomius.
Cách phòng ngừa bệnh
Tốt nhất là giữ vệ sinh mắt: đeo kính khi ra đường, bỏ thói quen dùng tay dụi mắt, khi mắt bị bụi có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
Khi mắt bị bệnh, không được tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hay không được tự ý rạch tháo mủ vì có thể làm cho sang thương lan rộng hơn, tái phát, gây sẹo xấu, quặp mi,… những biến chứng này đều rất dai dẳng và khó điều trị.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- Chủ quan khi bé ho dễ dẫn tới bệnh hen suốt đời (11:34:00 03/11/2008)
- Phòng nhiễm trùng đường tiểu cho bé (15:09:00 31/10/2008)
- TPHCM: Bệnh nhi sốt xuất huyết tăng (10:00:00 28/10/2008)
- Thận trọng khi trêu đùa bé (08:53:00 27/10/2008)
- 7 tác nhân làm hơi thở của bé 'có mùi' (10:08:00 24/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |