- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Con ốm vì mẹ đoảng
'Thời tiết đã bắt đầu chuyển lạnh. Vậy mà có bà mẹ còn đoảng đến mức vẫn cho con đi chân trần trên nền nhà gạch, thậm chí có người vẫn cho con nghịch nước... Chủ quan như vậy, rất dễ khiến các bé bị nhiễm bệnh về hô hấp' - BS Thủy (BV Nhi) cho biết.
Cứ mỗi khi thời tiết chuyển mùa là khoa hô hấp của Viện Nhi T.Ư lại quá tải. Các ông bố, bà mẹ ôm con, ngồi xếp thành hàng dài chờ ở cửa. Từ tháng 9 đến nay, trung bình mỗi ngày, các bác sĩ khoa hô hấp thường phải khám bệnh cho khoảng 700 bé, thậm chí có hôm lên tới gần 1.500 bé, cao gấp 5 lần ngày thường.
Theo tin từ viện Nhi, từ đầu tháng 11 số bé phải nhập viện cũng rất cao gấp 3 lần. Bình thường số bệnh nhi nhập viện liên quan đến đường hô hấp chỉ khoảng 15 - 20 bé thì gần đây, có hôm lên tới hơn 100 bé phải nhập viện chỉ trong một ngày.
Sáng 11/11, tại phòng khám, chị Nguyệt Như (khu Mỹ Đình) tay ôm cậu con trai nhỏ đang ho rũ rượi kể với bác sĩ: “Đã mấy ngày nay, cứ về đêm cháu Tũn lại sốt và thường phải há miệng ra để thở, tiếng thở của cháu khò khè rất khó nhọc”.
Chỉ đến khi bác sĩ khám và chẩn đoán bé Tũn đã bị viêm phế quản cấp thì chị Như mới tá hỏa vì trước đó bà mẹ trẻ này khẳng định gia đình luôn thận trọng, không để cho bé vầy nước hay hóng gió.
“Có thể do thời tiết bắt đầu trở lạnh, gia đình đã cho Tũn mặc ấm quá. Mà trẻ con thường hiếu động, ban đêm hay ra mồ hôi nhiều nhưng không được lau kịp thời, khiến bé nhiễm lạnh” - chị Như chia sẻ với mấy bà mẹ khác ngồi cạnh.
Có cùng mối lo lắng như chị Như là vợ chồng anh chị Tước (Bắc Ninh). Cháu Hồng Anh con anh Tước mới hơn 1 tuổi cũng vừa được bác sĩ khám và cho nhập viện vì đã bị nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên.
Sau khi khám cho bé Hồng Anh, bác sĩ Thủy (phòng khám nhi trên đường Trần Duy Hưng) nói: “Hốc mũi của bé nhỏ rất hẹp, khi bị viêm nhiễm, chất nhầy sẽ tăng càng làm hốc mũi hẹp hơn. Khi đó bé phải thở bằng miệng, không khí bé hít vào phổi sẽ không được lọc sạch và làm ấm khiến cho bé dễ bị mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi…”.
Theo TS. Lê Thanh Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, viêm phế quản ở bé còn nhỏ nhỏ là bệnh rất hay gặp trong thời tiết giao mùa. Đáng nói là nhiều bậc phụ huynh không biết chăm sóc đúng cách đã khiến bé bị biến chứng nặng nề, gây suy hô hấp. Ví dụ, khi thời tiết trở lạnh, các gia đình thường cố gắng cho con mặc thật ấm cho bé còn nhỏ rồi lơ là không theo dõi để lau mồ hôi chính là nguyên nhân khiến nhiều bé bị viêm phổi.
“Thời tiết đã bắt đầu chuyển lạnh vậy mà có bà mẹ còn đoảng đến mức vẫn cho con đi chân trần trên nền nhà gạch, thậm chí có người vẫn cho con nghịch nước... Chủ quan như vậy, rất dễ khiến các bé bị nhiễm bệnh” - bác sĩ Thủy phê phán.
Bác sĩ Thủy cho biết thêm, nhiều gia đình, khi thấy bé bị ho nhẹ, thường chủ quan không có những can thiệp kịp thời. Vì thế, không ít trường hợp khi đưa con đến khám thì bệnh đã nặng.
Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo các gia đình phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho bé trong thời điểm này nên lưu ý giữ nhiệt độ phù hợp cho bé, nhất là ban đêm.
Mùa này, nhiệt độ thay đổi đột ngột, sáng sớm và buổi tối trời lạnh. Do vậy, vào những lúc này, cần cho bé mặc đủ ấm, chân luôn phải đi tất ấm, giày dép. Và đặc biệt không được cho bé nghịch nước.
Bên cạnh đó, các phụ huynh phải giữ cho bé ăn uống đủ chất và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Khi tắm cho bé, phải tắm bằng nước ấm, tránh chỗ gió lùa, và tắm từng phần. Trước hết là gội đầu, sau đó lau khô, tắm chân tay và cuối cùng là tắm ngực. Cần làm sạch răng miệng cho bé trước khi đi ngủ.
Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý nguyên nhân nữa khiến bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản dễ tái đi tái lại với nhiều bé còn nhỏ, chính là thói quen tự bắt bệnh, tự kê đơn mua kháng sinh để điều trị bệnh cho con mình của các bậc phụ huynh. Điều này khiến bị nhờn thuốc, giảm sức đề kháng của bé. Trời lạnh, bé nhập viện vì hen tăng vọt Nhiệt độ giảm mạnh vài ngày nay ở miền Bắc khiến số bé nhập viện vì lên cơn hen tăng đột biến. Riêng Khoa Hô hấp Nhi, bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) sáng nay đón 57 cháu, thì có đến 50 cháu phải sử dụng thuốc hen, chạy khí dung. Tuy trời lạnh đã làm giảm hẳn các ca viêm đường hô hấp do nhiễm trùng, nhưng lại làm tăng các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan - Trưởng khoa Hô hấp Nhi (bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, thời tiết lạnh, khô hanh và đặc biệt sau đợt mưa lớn vừa qua khiến bụi nhiều là những nguyên nhân chính gây ra hen ở bé trong thời gian này. Ngoài ra là những nguyên nhân gây kích ứng đường hô hấp khác như các hóa chất thơm trong nhà, nấm mốc, phấn hoa, khói nhang, khói thuốc lá, bếp than... Cũng có nhiều bé bị hen sau một đợt nhiễm trùng do virus, chẳng hạn cúm (làm tổn thương cấu trúc niêm mạc phế quản). Bác sĩ Lan cũng cho biết ,tuy bệnh viện chưa có thống kê cụ thể, nhưng số ca hen nhập viện đã tăng liên tục trong những năm gần đây. Một điều đáng chú ý nữa là trước kia trong các sách chỉ ghi nhận bé từ 18 tháng tuổi trở lên mới có thể chắc chắn là bị hen, thì nay đã có nhiều bé mắc bệnh từ khi chưa đầy một tuổi. Bé bị hen có biểu hiện là những cơn ho, thở rít, thở khò khè (bé còn nhỏ) hoặc nặng ngực (ở bé lớn) và các triệu chứng này có tính chất lặp đi lặp lại. Khi bé bị hen, cha mẹ nên đưa bé đến các trung tâm chuyên khoa về hen để được điều trị. Ngoài thuốc cắt cơn hen cấp, bé phải được tư vấn để tránh bệnh trở nặng, dai dẳng và bùng phát các cơn cấp liên tục. Không nên dùng kháng sinh khi bé lên cơn hen thông thường, mà chỉ dùng trong trường hợp có ổ nhiễm trùng kèm theo, chẳng hạn hen kèm với viêm tiết niệu, viêm amidan... vì thuốc kháng sinh cũng có thể khiến bé dị ứng. Hen là bệnh mãn tính, đã mắc rồi thì chỉ có thể dùng thuốc kiểm soát chứ không chữa khỏi hoàn toàn được. Chính vì thế, theo bác sĩ Lan, quan trọng nhất đối với điều trị bệnh này là phòng ngừa. Tại Xanh Pôn, các bé mắc hen khi ra viện sẽ được tư vấn phòng bệnh. Hiện tại ngoài Xanh Pôn, ở Hà Nội còn có một số nơi khác cũng có tư vấn hen, là Hội hen, dị ứng miễn dịch lâm sàng Việt Nam (cho người lớn), Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Lao và Phổi Hà Nội. Ngoài hen, khoa Nhi Xanh Pôn những ngày này cũng tiếp nhận nhiều bé bị viêm phổi sau cúm, có cả những bé 2-3 tháng tuổi. Bác sĩ Lan cho biết các bé này đa phần lây cúm từ mẹ, và khi mắc thì thường bị nặng, biểu hiện là khó thở, bỏ bú, nôn trớ... Đề phòng hen và các bệnh đường hô hấp nặng do cúm, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên hết sức chú ý phòng lạnh cho bé, tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, cho bé uống nhiều nước hoa quả, sữa và tăng cường dinh dưỡng khi bé ốm để tăng sức đề kháng. Đưa bé đi viện ngay nếu có biểu hiện bỏ bú (với bé đang bú) hoặc bỏ uống (với bé lớn), thở bất thường. Tránh để bé tiếp xúc với nhiều người và nên cách ly với những người đang có bệnh dễ lây.
Bé được xếp là mắc hen nếu có 3 lần thở khò khè, thở rít trong vòng 6 tháng.
Theo VnE / VTC
- Tật nghiến răng ở bé (10:19:00 10/11/2008)
- Thận trọng khi cho bé ăn các loại quả có hạt (09:21:00 08/11/2008)
- Sự vô ý khi chăm sóc bé của người lớn (16:47:00 04/11/2008)
- Phân biệt và điều trị chắp - lẹo (09:16:00 04/11/2008)
- Chủ quan khi bé ho dễ dẫn tới bệnh hen suốt đời (11:34:00 03/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |