- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tật nghiến răng ở bé
Khoảng 1/3 các bé có tật nghiến răng. Tật này có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường nhất là dưới 5 tuổi.
BS chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Đẩu – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt cho biết thêm:
Nguyên nhân bé nghiến răng
Có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác lý do bé nghiến răng.
- Người ta cho rằng, một số bé nghiến răng, có thể là do răng trên và dưới của bé không ăn khớp nhau làm bé khó chịu và nghiến răng để cảm thấy dễ chịu hơn và dần dần trở thành thói quen.
- Một số bé khác, nghiến răng là cách để làm giảm đau (trong trường hợp bé bị đau tai hoặc đang mọc răng).
- Nguyên nhân tâm lý cũng có thể là một lý do, bé cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hoặc giận dữ. Ví dụ như bé đang lo lắng về bài kiểm tra, bé có thêm em hoặc thầy cô mới, bé bị cha mẹ mắng, bé cãi nhau với anh chị em.
- Một nguyên nhân khác, cũng có thể là do bé quá hiếu động.
Ảnh hưởng
Thường thì nghiến răng sẽ không gây hại gì cho răng của bé. Khi khám răng, có thể thấy nhiều vết mòn trên bề mặt răng sữa nhưng không làm bé đau hoặc có vấn đề gì. Nếu răng bé bị mòn nhiều thì có thể bé có những bệnh lý về răng như sâu răng. Nên đưa bé đi khám răng nếu bé bị đau và nên duy trì việc khám răng định kỳ.
Có khoảng 1/6 bé có tật nghiến răng được phát hiện qua các lần khám răng. Cũng có trường hợp phụ huynh báo cho bác sĩ biết bé có tật nghiến răng nhưng khám răng thì bình thường.
Nhìn chung thì bé thường nghiến răng vào ban đêm. Phụ huynh cần lưu ý nhiều hơn nếu bé có biểu hiện nghiến răng vào ban ngày.
Can thiệp của cha mẹ
Các phụ huynh không nên quá lo lắng vì hầu hết bé sẽ tự bỏ tật nghiến răng mà không cần phải điều trị gì.
Nếu phụ huynh phát hiện thấy bé có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa về răng bé. Có thể bác sĩ sẽ mài chỉnh răng sao cho các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm (đeo trong miệng vào buổi tối để ngăn bé nghiến răng hoặc giữ cho răng bé không bị mòn đi).
Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé trước khi ngủ để biết những việc gì đã xảy ra trong ngày với bé, điều gì làm bé cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hay giận dữ. Điều này có thể giúp giải quyết các nguyên nhân tâm lý khiến bé nghiến răng. Quan trọng hơn là việc trò chuyện làm cho bé cảm thấy rằng bạn đang quan tâm đến bé, đồng thời cũng giúp bé không nhớ đến việc nghiến răng.
Theo Nhi Đồng
- Thận trọng khi cho bé ăn các loại quả có hạt (09:21:00 08/11/2008)
- Sự vô ý khi chăm sóc bé của người lớn (16:47:00 04/11/2008)
- Phân biệt và điều trị chắp - lẹo (09:16:00 04/11/2008)
- Chủ quan khi bé ho dễ dẫn tới bệnh hen suốt đời (11:34:00 03/11/2008)
- Phòng nhiễm trùng đường tiểu cho bé (15:09:00 31/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |