- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chăm sóc làn da bé
Giống như hệ tim mạch, tiêu hóa hay bộ não, làn da là một bộ phận quan trọng trên cơ thể bé. Nó có chức năng bảo vệ cơ thể bé chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, làn da có thể phản ánh tình trạng sức khỏe bé.
Vệ sinh da bé đúng cách
Một cách chăm sóc đơn giản là luôn tắm rửa, đặc biệt cần chú ý vệ sinh vùng kín cho bé hàng ngày. Đây là phương pháp loại bỏ những vi trùng có hại xâm nhập vào cơ thể bé. Bạn nên dùng nước ấm để tắm cho bé hàng ngày. Sau đó, lau khô cơ thể bé bằng khăn bông mềm và sạch.
Bé có thể bị dị ứng với một sản phẩm sữa tắm nào đó. Các dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm ở bé bao gồm: một vùng da nào đó bỗng ngứa ngáy, khó chịu thậm chí nổi mẩn đỏ sau khi tắm. Khi ấy, bạn nên ngừng dùng sản phẩm này ngay lập tức.
Bạn có thể thử phản ứng của da bé với một loại sản phẩm mới bằng cách: Bôi thử một chút lên vùng cổ tay bé. Nếu bạn thấy vùng da này không xuất hiện dấu hiệu nào khác thường thì đây là sản phẩm tương đối an toàn cho bé. Ngược lại, nếu bạn thấy bé ngứa rát hay nổi nốt, hãy chọn mua một loại sản phẩm khác.
Ảnh: GettyImages
Bảo vệ da bé khỏi tác nhân xấu
Ánh nắng mặt trời chói chang có thể gây hại cho làn da bé. Nếu phải cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên sử dụng kem chống nắng dành cho bé trước. Bôi kem chống nắng lên toàn bộ cơ thể bé, nhất là phần cơ thể hở như vùng mặt, vùng cổ, tay và chân bé.
Bạn cũng có thể sử dụng áo dài tay và mũ rộng vành khi có việc phải ra ngoài cùng bé. Tốt nhất, bạn nên tránh để bé tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng từ 10h sáng đến 15h chiều hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn nên để bé tránh xa các khu vực nguy hiểm như gần nguồn lửa, các hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm…
Sơ cứu khi bé bị côn trùng cắn
Khi bị ong hay kiến lửa cắn, chỗ bị đốt trên cơ thể bé sẽ sưng đỏ lên. Thậm chí bé có cảm giác ngứa hay đau rát.
Một số bé có biểu hiện dị ứng khi bị côn trùng cắn. Các dấu hiệu thường gặp ở bé lúc này là: buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở… Lúc đó, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám bác sỹ. Tuy nhiên, bạn có thể làm một số động tác sơ cứu đơn giản cho bé trước:
- Rửa vết côn trùng cắn trên cơ thể bé với nước và xà phòng.
- Lấy đá lạnh chườm lên những vùng sưng đỏ.
- Sử dụng một số thuốc bôi ngoài da dành cho bé để làm dịu vết đốt.
Ngọc Huê (Theo Kidshealth)
- Bé nhập viện tăng vì thời tiết và điều hòa (10:47:00 15/09/2008)
- Chọn nhiệt kế cho bé (00:30:00 14/09/2008)
- Nhiễm giun ở bé (14:30:00 12/09/2008)
- Hà Nội xuất hiện loại muỗi mới (11:20:00 12/09/2008)
- Chế độ ăn cho bé bị hen suyễn và chàm ezema (11:59:00 11/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |