- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé nhập viện tăng vì thời tiết và điều hòa
Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho thấy, liên tục những ngày qua bệnh nhân đến khám và điều trị tăng vọt (từ 1.300 đến 1.500 trẻ mỗi ngày).
Theo BS Vũ Quý Hợp (Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp) thì đa số bệnh nhi đến viện đều bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Trở bệnh về đêm
Hiện nay, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương lúc nào cũng có bệnh nhi bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp nằm điều trị. Khi được hỏi, hầu hết các bậc cha mẹ có con đang điều trị tại đây đều cho biết chỉ sau một đêm thức dậy, đã thấy con mình húng hắng ho hoặc hắt hơi sổ mũi, thậm chí sốt 39-40ºC.
Chị Trần Thu Hà (Minh Khai - Hà Nội) kể lại: Tối hôm trước, con gái mới 18 tháng tuổi của chị vẫn còn cười đùa. Nhưng sáng hôm sau thức dậy, chị đã thấy con gái nằm ềm ệp, không buồn bú như mọi khi. Chị Hà càu nhàu chồng không chịu bật máy điều hoà, lại mở cửa sổ nên con gái chị mới bị gió lùa sinh bệnh.
Ngược lại, anh Nguyễn Mạnh Dũng (Thanh Xuân - Hà Nội) cho biết, tối hôm trước vợ chồng anh đưa con trai 2 tuổi lên phố Hàng Mã mua quà Trung thu. Tối đến, cậu bé còn nô chạy ầm ầm với các bạn trong khu tập thể. Nhưng sáng hôm sau, anh chị đã thấy con trai có dấu hiệu sốt, không chịu ăn.
Lo lắng, vợ chồng anh vội đưa con đến viện khám thì được bác sỹ kết luận bé bị viêm phế quản. Anh Dũng giải thích: Vì con anh khi ngủ hay đạp chăn ra khỏi người, nên vợ chồng anh lo con bị lạnh. Nếu mở cửa sổ thì sợ gió lùa, nên anh chị đã bật điều hoà khi ngủ. Anh Dũng cho rằng, có thể đây là nguyên nhân khiến con trai anh bị viêm phế quản.
Nên cài đặt chế độ tự động
PGS.TS Nguyễn Đức Lợi - Giảng viên Viện Khoa học Công nghệ Nhiệt lạnh, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng, khi sử dụng điều hòa, lượng ion âm (một chất rất tốt cho sức khoẻ con người) có trong không khí giảm hẳn đi. Vì vậy, nếu không thật cần thiết thì không nên sử dụng điều hoà.
Còn BS Lê Xuân Ngọc - Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với thời tiết vào thu ở miền Bắc như hiện nay, không cần thiết phải sử dụng điều hòa.
Tuy nhiên, nếu gia đình nào sử dụng thì các bậc phụ huynh nên đặt chế độ tự động nóng dần: Khi đi ngủ đặt một nhiệt độ nhất định, sau 2 tiếng điều hoà sẽ tự điều chỉnh tăng lên 2 độ so với trước và duy trì ở mức nhiệt độ này. “Điều này sẽ rất tốt cho sức khoẻ, vì không sợ trẻ bị nhiễm lạnh về đêm và cơ thể cũng được khởi động phù hợp với sự chuyển đổi nhiệt độ từ đêm sang ngày” - BS Ngọc khuyến cáo.
Về thông tin trẻ nằm điều hoà dễ bị viêm đường hô hấp, BS Ngọc khẳng định không có cơ sở khoa học. Ông cho rằng, nếu có thì chỉ trong trường hợp phòng quá bé, trẻ bị bế ra bế vào, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột mới dễ viêm đường hô hấp. Còn với những phòng lớn, mọi sinh hoạt như vệ sinh, ăn ngủ đều trong môi trường điều hoà thì không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Một thói quen không tốt khi sử dụng điều hoà mùa này được BS Ngọc đề cập đến là do sợ trẻ nhiễm lạnh về đêm (hoặc tiết kiệm điện), một số bậc cha mẹ chỉ mở điều hoà với nhiệt độ thấp (18-22 độ) lúc bắt đầu lên giường, sau đó khi không khí trong phòng đủ mát thì tắt điều hoà. Nếu khi tắt, gia đình không mở cửa để không khí trong phòng và bên ngoài trao đổi nhau, dẫn đến sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Thu Nhạn (Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương), nguyên nhân chính của các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ là do nhiệt độ thay đổi đột ngột giữa ngày và đêm trong thời điểm thời tiết chuyển mùa. Nguy hiểm ở chỗ, căn bệnh này là một trong những bệnh (cùng với tiêu chảy) có tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ.
Để phòng tránh viêm đường hô hấp cho bé trong thời điểm này, các bậc cha mẹ lưu ý giữ ấm cho trẻ về đêm. “Nếu sử dụng điều hoà thì không nên để nhiệt độ quá thấp, tránh kê giường thẳng chỗ luồng không khí chạy vào người” - BS Ngọc khuyến cáo.
Theo Gia Đình & Xã Hội
- Chọn nhiệt kế cho bé (00:30:00 14/09/2008)
- Nhiễm giun ở bé (14:30:00 12/09/2008)
- Hà Nội xuất hiện loại muỗi mới (11:20:00 12/09/2008)
- Chế độ ăn cho bé bị hen suyễn và chàm ezema (11:59:00 11/09/2008)
- Bảo vệ con khỏi khí thải CO (13:19:00 10/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |