- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Đo nhiệt độ cho bé
Sốt là một phản ứng của cơ thể, hay gặp ở các bé. Đó có thể là do ảnh hưởng thời tiết hoặc sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh (như virus, vi khuẩn…). Điều quan trọng nhất khi bé bị sốt là phải biết chính xác bé sốt bao nhiêu độ để có biện pháp xử trí thích hợp.
Làm thế nào để biết bé bị sốt?
Nếu nghi ngờ bé bị sốt nên để bàn tay vào trán bé, nếu có cảm giác nóng nực, tức là bé đã sốt. Khi đó, ta nên cặp nhiệt độ để biết chính xác bé sốt bao nhiêu độ: sốt vừa khi nhiệt độ là 37,8ºC; sốt cao khi nhiệt độ trên 38,5ºC; sốt cao ác tính khi nhiệt độ trên 40,5ºC - 41ºC.
Các loại nhiệt kế thường dùng để đo nhiệt độ cho bé
- Nhiệt kế thủy ngân: đây là loại rất thông dụng, nhưng khi sử dụng cho bé phải lưu ý vì nhiệt kế vỡ, thủy ngân sẽ gây độc cho bé.
- Nhiệt kế số: cho biết kết quả rất chính xác và nhanh, có thể dùng để đo thân nhiệt ở miệng, hậu môn, nách. Nhiệt kế có nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau và có thể mua ở hiệu thuốc hoặc siêu thị.
- Nhiệt kế điện (đo nhiệt độ ở tai): loại này cho kết quả nhanh, chính xác, dễ dùng và hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, không nên dùng đối với các bé dưới 3 tháng vì lỗ tai các bé nhỏ. Hiện nay, sản phẩm này có gia bán tham khảo trên thị trường Việt Nam là 640.000đ.
Cách đo thân nhiệt cho béĐo ở hậu môn (Sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế số)
Lấy ống đo nhiệt độ đã lau rửa sạch, vẩy ống để mức thủy ngân xuống dưới 36ºC rồi bôi một ít dầu vaseline vào đầu ống.
Đối với bé sơ sinh, đặt bé nằm ngửa, một tay nắm lấy 2 chân bé giơ lên còn tay kia đút hết phần đầu có đựng thủy ngân bên trong. Làm xong động tác này, tiếp tục giữ phần còn lại của ống đo trong tay. Chú ý cần bôi trơn hậu môn của bé bằng dầu vaseline.
Đối với bé lớn hơn, bé nên nằm sấp, bạn đút ống đo nhiệt độ từ từ vào hậu môn của bé. Thời gian để nhiệt kế trong đó ít nhất là 2 phút. Cần chú ý bôi dầu vaseline vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn bé. Động tác này, nếu làm mạnh hoặc vội vàng có thể làm xây xát bên trong hậu môn và chảy máu.
Đo ở nách (Sử dụng nhiệt kế số, nhiệt kế thủy ngân)
Phương pháp này dễ thực hiện và thuận tiện hơn so với cách đo nhiệt độ hậu môn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là kết quả kém chính xác hơn so với các phương pháp khác. Số đo nhiệt độ đo ở nách thường thấp hơn số đo nhiệt độ hậu môn khoảng 0,5ºC.
Để có được số đo chính xác nhất ta thực hiện như sau:
Trước khi đo nhớ vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5ºC (hay bấm nút cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử). Khi đặt ống nhiệt vào nách bé, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da. Chờ tối thiểu 5 phút với ống thủy (hay đến khi có tiếng bíp của máy điện tử) mới đọc kết quả, cộng thêm 0,5ºC để có được thân nhiệt trung tâm (thân nhiệt nách thấp hơn thân nhiệt trung tâm 0,5ºC).
Đo ở tai (Sử dụng nhiệt kế điên đo ở tai)
Ưu điểm của phương pháp này là ít gây khó chịu cho bé, cho kết quả nhanh hơn và không gây nguy hiểm (không làm thủng màng nhĩ). Tuy nhiên, số đo có thể dao động nếu cha mẹ đặt nhiệt kế không đúng vị trí. Để đo được chính xác ta làm như sau:
Đặt bé ở tư thế ngồi thẳng đứng. Bé dưới 1 tuổi ống tai xu thế hướng ra trước, do đó khi đo phải kéo vành tai ra hướng sau so với lỗ tai. Bé trên 1 tuổi thì ống tai có xu hướng chúc xuống nên khi đo phải kéo vành tai lên trên. Nhiệt độ hai bên tai trái và phải không giống nhau, do đó phải đo một bên nhất định.
Theo Sức khỏe & Đời sống
- Khi bé gặp ác mộng (16:00:00 01/08/2008)
- Xử trí khi bé bị say nắng (15:13:00 31/07/2008)
- Bé thông minh quá cũng cần cho đi khám (16:12:00 28/07/2008)
- 'Đút đít' và những điều lưu ý (14:48:00 25/07/2008)
- Chiều quá 'hóa bệnh' (10:36:00 25/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |