- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nuôi con bằng đồ hộp
Thiếu thời gian, muốn con mau lớn, cao to như Tây... có vô vàn lý do để các bà mẹ trẻ ngày nay thích dùng thực phẩm đóng hộp cho bé.
Trăm cái tiện ngàn cái lợi
Ra đời từ cách đây hơn một thế kỷ rưỡi, ngay từ đầu, thức ăn đóng hộp - một sản phẩm của lối sống công nghiệp - đã thể hiện ngay đặc điểm tiện lợi, nhanh chóng, thuận tiện cho người sử dụng nó. Đó cũng là lý do lớn nhất khiến các bà mẹ thời hiện đại chọn mua mấy loại dinh dưỡng đóng lọ cho con ăn thay vì kỳ cạch nấu nướng cả buổi.
Chị Mỹ Dung, chủ một hệ thống kinh doanh cafe cho biết: "Việc nấu ăn cho đứa trẻ đòi hỏi phải tỉ mỉ, lách cách, với người ít thời gian và không giỏi nấu ăn như tôi đồ hộp là lựa chọn đúng đắn nhất. . Tôi cứ mua sẵn rất nhiều hộp thức ăn với đủ loại hương vị, đủ món để sẵn đó, khi cần chỉ việc làm cho ấm lên rồi cho bé ăn, đỡ mất thời gian. Khi mang bé đi chơi hay đi du lịch thì đồ hộp càng phát huy tác dụng. Bé còn nhỏ, tôi không dám cho ăn lung tung ở ngoài, đến cữ ăn của bé thì mang ra cho ăn, thuận tiện vô cùng".Không ít người khác chọn đồ hộp vì nó rất phong phú món, thậm chí trong một món lại có rất nhiều loại thực phẩm, gia vị. Chị Quỳnh Mai, Phó giám đốc khu công nghiệp Bình Dương, mẹ của bé gái 7 tháng, cho biết: "Đôi khi, mình tự nấu ăn ở nhà, món cháo của con nhìn không bắt mắt, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là cháo, thêm thịt hoặc tôm cá, rồi rau hoặc củ, dầu ăn, dù có cố gắng "tô màu cho bát bột" thì trông vẫn không hấp dẫn lắm. Trong khi một hộp đồ ăn cho bé khi mở ra rất bắt mắt, có rất nhiều loại gia vị khác nhau và được tính toán kỹ lưỡng về thành phần các nhóm chất, nếu tự nấu thì khó mà đảm bảo sự phong phú mà lượng chất thì cũng khó mà ước chừng chính xác bằng."
Tâm lý "sính ngoại..."
Dinh dưỡng đóng lọ cho các bé đặc biệt được những bà mẹ có chồng nước ngoài tin dùng. Với họ, đó không chỉ là lựa chọn đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn là cách để giúp bé quen với khẩu vị ăn uống của gia đình, đặc biệt khi ông bố Tây vẫn chưa thể quen với món Việt hàng ngày. Tất nhiên, các ông bố Tây hoan nghênh nhiệt liệt cách nuôi con bằng mấy thứ xuất xứ từ nước ngoài này.
Giá cả của thức ăn đóng hộp không rẻ tí nào. Điều đó có nghĩa phải khá giả mới đủ khả năng cho con dùng thức ăn đóng hộp. Tâm lý sính ngoại, cho rằng "thứ đắt tiền là thứ tốt" là điều cốt yếu khiến nhiều ông bố bà mẹ chọn dinh dưỡng đóng lọ cho con mình.
Hoàng Tuấn, Giám đốc một công ty truyền thông trên đường Nguyễn Huệ, Q.1. TP.HCM cho biết lý do khiến vợ chồng anh biến bé Tí Đô, 9 tháng tuổi, trở thành một "tín đồ" của thức ăn đóng hộp: "Tôi nhận thấy rõ ràng, dù không phải là tất cả, nhưng trong cuộc sống, thứ nào đắt hầu như cũng là thứ tốt. Tí Đô, con trai tôi, được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn đóng hộp, cháu vẫn khỏe mạnh bình thường".
Cũng chung tâm lý có khả năng, có điều kiện thì dùng những thứ tốt nhất cho con, nhiều bà mẹ đã lùng mua cho con những loại thức ăn không có ở Việt Nam, được cho là rất bổ cho bé như cá hồi hấp hoặc nướng đóng hộp từ Nhật Bản, nơi mà các loại cá phong phú và ngon nhất trên thế giới. Họ lên mạng, online để lùng mua váng sữa Nga, nhờ mấy cô hàng không xách tay dùm chục hộp phô mai Pháp chính hiệu. Nói chung, đồ hộp, mà cứ là của nước ngoài thì tốt nhất.
Chả cứ người nhiều tiền, vợ chồng chị Minh Hoa (Q.7, TP.HCM) đều làm việc ở một cơ quan nhà nước, với mức lương công chức "ba cọc ba đồng" chỉ đủ trả tiền thuê nhà, tiền điện nước, sinh hoạt gia đình, vậy mà mỗi tháng cũng phải bấm bụng chắt bóp gần 1/3 số lương để mua thức ăn đóng lọ cho con. Tính trung bình, mỗi ngày, tiền mua đồ hộp cho bé Su nhà chị cũng ngốn đến 50.000đ, chưa kể tiền sữa, tã lót, phấn em bé... "Đồ hộp, dù sao cũng giúp chị dễ dàng và nhanh chóng đổi món cho con, lại nhiều dinh dưỡng, nên phải cố thôi", chị Hoa tâm sự.
... và lòng tin dinh dưỡng đóng lọ siêu sạch
Hết thảy những món đồ hộp đều được quảng cáo là siêu sạch, được làm từ những thực phẩm tự nhiên, không chất bảo quản... Trong thời buổi báo đài ra rả chuyện vệ sinh thực phẩm thì việc chọn đồ hộp cho con có lẽ là giải pháp trên cả an toàn.
Chị Hồng Nga, một bà mẹ làm trong lĩnh vực quảng cáo tại TP.HCM bộc bạch: "Cứ thử nghĩ mà xem, thịt heo thì bị dịch, gà thì cúm, tôm cá thì người ta dùng cả urê để ướp cho tươi, rau thì phun thuốc, trái cây thì dùng chất bảo quản, mình ăn vào ngộ độc còn chịu được, chứ bắt đứa trẻ nhỏ xíu ăn như vậy tôi không yên tâm". Do vậy, thức ăn của con chị từ nước trái cây đến món ăn chính đều là đồ hộp. "Tôi cũng biết là đồ hộp không được tươi bằng thức ăn do chính mình tự tay chế biến cho con, nhưng bé nhà tôi hình như cũng quen với thức ăn kiểu này nên tôi cũng không băn khoăn nhiều nữa", chị nói.
... cùng vô vàn lý do khác
Tâm lý muốn con cao lớn như Tây cũng ảnh hưởng không ít đến lựa chọn đồ hộp của các bà mẹ trẻ hiện nay. Ai cũng biết ngoài yếu tố di truyền, dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của bé nên rất nhiều bà mẹ tin rằng chế độ ăn của "Tây" khiến trẻ em nước ngoài to cao, khỏe mạnh. Để nấu được đồ ăn Tây thì khó, nhưng có thức ăn đóng hộp thì việc đó lại trở nên quá đơn giản.
Thức ăn đóng hộp còn có một "sứ mạng" nữa là để thay đổi khẩu vị cho bé: Chị Hoàng Oanh (TP.HCM) chia sẻ: "Mỗi ngày, tôi đều tự tay nấu cháo cho con, nhưng nhiều lúc bõ công mẹ nấu thật ngon, bé chẳng thèm đụng tới một muỗng. Mua đồ hộp về, bé lại ăn rất ngon lành. Lâu dần, nó trở thành món cải thiện của con tôi, như thể người lớn lâu lâu đi thưởng thức món Tây, món Nhật vậy".
Tuy nhiên, không phải bà mẹ, đứa trẻ nào cũng cảm thấy "ok" khi dùng đồ hộp. Chị Thanh Hảo, phụ huynh bé Cà rốt, 1 tuổi (trường Mần non Bé ngoan, Q.3, TP.HCM) nói chị như đánh vật với con khi đổi món cho bé bằng bột yến mạch nghiền với sữa. Cháu lắc đầu quầy quậy khiến chị mướt mồ hôi hột vì dỗ dành, đút mớm. Nếm thử, chị thấy món bột nhàn nhạt, không đậm đà như tô bột chị vẫn hay nêm nếm. Không riêng gì món ăn dặm mà những sản phẩm đồ hộp như sữa chua, trái cây xay khi đã vào lon đóng nắp cũng mang một vị rất nhạt, không ngọt đậm đà như thực phẩm tươi được.
Dù không phải là món ăn hằng ngày của đa phần trẻ em Việt, thế nhưng, đồ hộp vẫn có một sức bật ở thị trường Việt Nam. Với kỳ vọng vào một "thế hệ F1" hội tụ đủ yếu tố IQ, chất lượng như con Tây cùng với phong cách sống nhanh của các bà mẹ hiện đại, rủng rỉnh tiền, có hẳn một thế hệ các bé được nuôi bằng đồ hộp đang hình thành.
Theo Gia Đình Trẻ
- Đề phòng bé hóc hoa quả (10:21:00 05/06/2008)
- Đánh răng không đúng khiến bé sâu răng (15:36:00 04/06/2008)
- Hội chứng cô đơn ở bé (16:34:00 03/06/2008)
- Dùng kháng sinh cho bé (16:20:00 03/06/2008)
- Dự tính chiều cao của bé (11:40:00 02/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |