Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Thói quen làm hỏng răng bé (P1)

13:47:50 07/06/2008

Một  số thói quen không tốt về răng miệng khi bé còn nhỏ lại là nguyên nhân khiến bé lớn lên không có được hàm răng đẹp như mong muốn, vì thế các bậc cha mẹ cần nên biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con mình và hết sức lưu ý sửa ngay một số thói quen xấu về răng miệng cho bé khi mới mắc phải.

Các thói quen xấu về răng miệng ở bé em là vấn đề đã được đề cập và nghiên cứu nhiều trong ngành nha khoa. Một số thói quen chỉ gây ra những xáo trộn rất nhỏ gây ra những lệch lạc ở bộ răng như sự sắp xếp không hợp lý của các răng. Tuy nhiên cũng có những thói quen rất có hại, ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ gương mặt của bé và ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của răng, hàm mặt gây ra những lệch lạc về răng và hàm mặt và có thể làm rối loạn một số chức năng ở vùng hàm mặt.

Để giúp bé có một hàm răng chắc khỏe, đều và đẹp, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng nhất định, các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến những thói quen xấu sau đây của con bé:

1. Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn ngậm, ăn vặt, ăn bánh mứt , kẹo thường xuyên và những thức ăn chứa nhiều đường.

Bé đang tuổi lớn nên rất thích ăn vặt , nhất là ăn bánh kẹo thường xuyên . Cha mẹ không nên tập cho bé ăn thức ăn có quá nhiều đường như kẹo mút, kẹo cứng và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như kẹo dẻo, chocolate, nho khô... Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều axít có hại cho răng , bé dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Cha mẹ nên hạn chế số lần bé ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng. Vi khuẩn ở các mảng bám trên răng tạo nên những axit có hại từ 20 đến 40 phút sau khi bé ăn.

Một số bé có thói quen ăn ngậm bất kể bữa ăn chính hay bữa phụ. Đa số các cha mẹ đều thấy mệt mỏi, stress vì mình đã làm đủ mọi cách từ quát tháo, dọa nạt, dỗ dành đến xay nhuyễn, xay nhỏ.. nhưng bé vẫn cứ ngậm.

Đây là một thói quen rất xấu của bé vì thói quen này khi bé ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hoá thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên bé càng thích ngậm lâu hơn nhất là ở những bé mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Lượng đường có trong các loại thức ăn sẽ bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng nhanh chóng hàm răng của bé.

Do đó cha mẹ không nên cho bé vừa ăn vừa chơi hoặc xem TV. Có thể thời gian đầu, sẽ thấy dễ cho bé ăn hơn, bé ăn nhiều hơn nhưng lâu dần rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải tập trung xem TV hay quảng cáo mà quên nhai nuốt và bé sẽ ngậm thức ăn. Khi bé không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến bé chán ăn, hay ngậm.

Có nhiều nguyên nhân khiến bé ăn ngậm, bé ăn ngậm có thể có nguyên nhân từ do cách chế biến thức ăn không phù hợp với độ tuổi, hàm răng, sở thích của bé khiến bé lười nuốt hơn. Vì thế, cần chú ý nấu thức ăn theo đúng độ tuổi của bé, khi bé mới bắt đầu ăn dậm cần phải nấu thức ăn nhuyễn và hơi lỏng và khi bé bắt đầu có răng, nên tập cho bé ăn dần thức ăn sệt , đặc dần và cứng hơn để bé tập nhai. Không ít cha mẹ con đã lớn 2–3 tuổi mà vẫn cho ăn cháo xay, thức ăn được xay nhuyễn kéo dài quá lâu vô tình càng làm bé trở nên lười nhai, lười nuốt và bé sẽ ngậm thức ăn.

Cha mẹ cũng không nên ép bé ăn , không nên la mắng bé .Khi bé ăn ngoan ,cha mẹ hãy khen, khuyến khích và động viên bé như ăn nhiều sẽ chóng lớn, ăn để mạnh khỏe như siêu nhân… để bé cảm thấy thoải mái nhai nuốt.

Cha mẹ nên đổi món ăn thường xuyên cho bé, bữa thịt, bữa cá ,bữa mặn, bữa ngọt, mỗi món có một mùi vị khác nhau, sẽ dễ kích thích bé ăn hơn. Khi ăn, nên cho bé ăn kèm 1 muỗng nước canh hoặc nước trái cây với 1 muỗng cháo, cơm để bé nuốt nhanh hơn.

Cha mẹ cần lưu ý phải luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé sau mỗi lần ăn để phòng nguy cơ sâu răng bằng cách cho bé uống nước để tráng miệng và có thể dùng gạc thấm nước để lau sạch răng cho bé sau khi ăn.

2. Đi ngủ với một loại đồ uống

Không nên để cho bé có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả hay nước ngọt ngậm trong miệng những lúc bé đi ngủ nhất là ban đêm.

Khi con mình bước vào tuổi đi nhà bé, mẫu giáo, các bậc cha mẹ thường sợ bé bị suy dinh dưỡng nên có thói quen cho con bú thêm một bình sữa nữa trước khi đi ngủ vào buổi tối, hoặc có bà mẹ cho bé lên giường ngủ với một bình sữa hay bình nước pha với đường thay cho sữa để bé khỏi quấy khóc,  bé ăn xong là ngủ luôn. Việc làm này không ngờ lại gây hậu quả là bé dễ bị sâu răng do bú bình là một dạng sâu răng nặng thường gặp ở bé bú bình.

Do đó khi ngủ, không nên cho bé ngậm bình sữa, vì có thể bé không nuốt hết, sữa đọng trong miệng bé rất lâu  suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên men biến đổi thành acid lactic làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần gây hại hàm răng của bé.

3. Thói quen mút ngón tay

Hiện nay thói quen mút ngón tay của bé ngày một phổ biến, mút tay là một thói quen xấu nhưng lại rất thường gặp ở bé nhỏ có ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.

Đây dường như là phản xạ tự nhiên xuất hiện ở hầu hết bé nhỏ, vì nó giúp bé sơ sinh bú ngay sau khi chào đời. Không có phản xạ này, bé sẽ không bú được. Bé thường mút ngón tay khi đói và dần trở thành một thói quen khó bỏ. Bé cũng dùng phản xạ này để thư giãn, mút tay làm bé cảm thấy dễ chịu. Nó làm cho bé thích thú, nhưng cũng là thủ phạm gây ra các vấn đề về răng miệng.

Nguyên nhân chính của hiện tượng bé mút ngón tay là bản năng mút của bé không được thỏa mãn. Thường thì thói quen xấu đó của bé xuất hiện một phần do cha mẹ thiếu chú ý gần gũi, chăm sóc tới bé.

Đối với một số bé, mút tay chỉ là một thói quen nhất thời, sẽ kết thúc khi bé nhận thấy ngón tay là một chướng ngại vật cho việc nói chuyện, ăn uống hay kéo đồ chơi. Một số bé bỏ thói quen mút tay khi nhận được sự cổ vũ của gia đình.Một số bé khác không thể tự từ bỏ thói quen này, tuy nhiên cũng cố gắng từ bỏ khi được yêu cầu.

Mặc dù hầu hết các bé đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít gây  hậu quả nghiêm trọng . Tuy nhiên nếu thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng, sai khớp cắn. Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra ngoài, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm.

Trong quá trình mút ngón tay, mút tay thường khiến răng cửa hàm trên của bé mọc hô về phía trước. Mức độ hô và lệch lạc của răng phụ thuộc vào số lần mút tay trong ngày, thời gian kéo dài của mỗi lần mút và vị trí mà bé đặt ngón tay.

Những bé mút tay nhiều và trong một khoảng thời gian dài có thể sẽ tạo ra những vết chai tay rất xấu. Mút ngón tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán , ngoài ra, bé có thể dễ bị nấm móng tay, nổi đỏ, sưng tấy, móng tay dễ gãy...

Khi bé đến lứa tuổi nào thì can thiệp và làm sao giúp bé bỏ thói quen mút tay?

Muốn tránh cho bé bỏ thói quen mút tay, ngay từ khi còn rất nhỏ, các bậc cha mẹ nên kiên quyết bắt bé bỏ thói quen xấu ngay từ đầu càng sớm càng tốt vì càng để lâu càng khó bỏ, cần kiên nhẫn loại bỏ thói quen này ở bé, không để bé bị đói và bất an.

Bé mút tay có thể do nguyên nhân tâm lý. Nếu thấy con hay mút ngón tay, nên để ý kỹ bởi có thể bé gặp vấn đề về tâm lý. Cha mẹ cố gắng gần gũi với bé hơn để cháu không cảm thấy cô đơn và nên cho bé tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè.

Có đến 70 - 90% bé con thường ngậm ngón tay cái từ khoảng 2-3 tháng tuổi và mút cho tận đến 1-3 tuổi. Mút ngón tay là bình thường đối với bé sơ sinh , hầu hết các bé sẽ tự giác từ từ bỏ thói quen xấu này ở độ tuổi từ 2- 4 tuổi, tuy nhiên cách tốt nhất là các bậc cha mẹ nên sớm ngăn chặn thói quen xấu này trước khi quá muộn. Cha mẹ không nên ép buộc bé, cần giải thích và hướng dẫn nhẹ nhàng khi bé bắt đầu rụng răng sữa.

Khi bé được 4 - 5 tuổi, nếu bé vẫn tiếp tục mút tay với cường độ mạnh và liên tục, cha mẹ cần giúp bé  bỏ thói quen mút tay  bằng những cách sau:

Giúp các bé từ bỏ tật xấu này, cha mẹ nên bình tĩnh khuyên bảo bé, tuyệt đối không dùng các biện pháp thô bạo như: buộc tay bé lại, đeo găng tay vào cho bé, bôi các chất đắng vào đầu các ngón tay bé.

Không ép buộc bé, vì nếu bị ép buộc, bé rất khó bỏ thói quen này. Không nên la mắng hoặc trừng phạt bé, cha mẹ cần giải thích cho bé hiểu làm thế không tốt cho sức khỏe và những tác hại do thói quen mút tay , hãy giúp con nhận thức rằng bé đã lớn và cần thay đổi. Một đứa bé thường xuyên được khen ngợi sẽ thay đổi dễ dàng hơn.

Giúp bé giảm dần thói quen mút tay: cha mẹ nên có những biện pháp khuyến khích con ngừng mút tay , tạo môi trường thuận lợi để bé bỏ thói quen mút tay , khi thấy bé đang say sưa ngậm ngón tay, hãy cố gắng làm điều gì đó để thu hút sự chú ý của bé như bày đồ chơi hoặc dụ bé dùng cả hai tay múa, ném bóng, mặc áo cho búp bê... để bé xao lãng thói quen đó.

Học hỏi từ bạn cùng lứa tuổi: lứa tuổi này, bé rất cần bạn , cha mẹ nên cho bé chơi chung với những đứa bé không có thói quen đưa tay vào miệng.Trong môi trường như thế, những người bạn sẽ là tấm gương tốt cho bé bỏ dần thói quen mút tay.

Nhắc nhở bé: dùng băng y tế quấn quanh ngón cái hay dán một băng dính nhỏ ở đầu ngón tay bé thường ngậm. Giải thích cho bé hiểu hành động này không phải phạt bé  mà chỉ là nhắc nhở bé không được mút ngón tay nữa. Đối với bé lớn hơn, có thể xoa một chất có mùi khó chịu ở ngón tay mà bé hay đưa lên miệng, hoặc bọc ngón tay bằng vải.

Nếu tất cả những biện pháp trên thất bại, nên đến tư vấn khám Bác sĩ chuyên khoa Răng-hàm-mặt và khoa Tâm lý ở các bệnh viện nhi để bác sĩ quyết định có khả năng phải lắp một dụng cụ đặc biệt trong miệng bé khiến cho bé không thể mút tay hoặc không còn thấy mút tay thú vị nữa.

Theo Bệnh Viện Nhi Đồng 1

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo