- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Hội chứng cô đơn ở bé
Một bé 30 tháng tuổi được cha mẹ đưa đến khám vì bé hay giật mình, khóc thét trong khi ngủ. Khi hỏi bệnh sử, cha mẹ cho biết vì cả 2 cha mẹ đều làm việc, nên từ một tháng sau khi sinh, bé đã được gửi cho 1 người nuôi bé. Cha mẹ gặp bé mỗi ngày 1 lần trong vòng 1 giờ và sau khi bé ngủ thì cha mẹ trở về nhà trọ và bé chỉ được sống với cha mẹ vào 2 ngày cuối tuần. Trong phòng khám, bé từ chối chơi với các đồ chơi và ngồi trên đùi mẹ, vẻ mặt u buồn, hai cánh tay bám chặt thân mẹ, như để bù lại những ngày tháng thiếu hơi ấm của mẹ từ 1 tháng tuổi.
Một bé khác 10 tuổi được mẹ đưa đến khám vì bé có những hành vi hung hăng, hiếu động, kém tập trung và có khó khăn học tập. Đây là một bé thông minh, nói chuyện với bác sĩ một cách cởi mở: ”Thưa bác sĩ, con bị chấn thương tâm lý từ nhỏ. Lúc con được 3 tuổi, mẹ con đi vắng, con khóc vì nhớ mẹ, và con bị bố vứt ra ngoài sân. Con không nhớ phải khóc bao lâu cho đến khi mẹ trở về. Khi con nhức đầu, khó tập trung học tập, thì bố đánh con và quyết định gửi con đến một tỉnh xa để ở với một người bác. Bác đã dạy con lớn lên bằng những trận đòn dã man để ép con học giỏi nhưng con không thể học được. Không bao giờ bố hỏi con về những đau khổ trong đời con để nâng đỡ, giúp con vượt qua những khó khăn, mà chỉ chửi mắng, đánh đập con. Con rất hận bố và không muốn sống trong gia đình nữa.”
Chúng ta khó có thể tin rằng bé cảm thấy cô đơn khi bé còn đang sống trong gia đình có đủ cha mẹ.
Tại sao bé cảm thấy cô đơn?
Có thể do các nguyên nhân sau đây:
Cha mẹ có việc làm ngoài xã hội để tăng thu nhập trong gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong đời sống hiện đại.
Trong các thành phố lớn, càng ngày càng có nhiều gia đình “hạt nhân” chỉ gồm có 2 thế hệ là cha mẹ và con cái.
Mỗi gia đình chỉ có 1-2 con.
Bé được giao cho một vú nuôi và bé được tiếp cận với truyền hình và băng video rất sớm, thay thế cho sự vuốt ve, ôm ấp, giọng nói dịu dàng của mẹ giúp bé phát triển về cảm xúc và ngôn ngữ.
Từ tâm trạng cô đơn, bé có thể lãnh nhận những hậu quả gì?
Bé có những biểu hiện khác nhau tùy theo lứa tuổi:
Ở bé nhủ nhi dưới 2 tuổi: Bé có những rối loạn ăn uống (từ chối bú, nôn ói), rối loạn giấc ngủ (khóc đêm, giật mình), dễ bị nhiễm khuẩn (viêm hô hấp, tiêu chảy) trong tình trạng stress gây suy giảm hệ thống miễn dịch.
Ở bé từ 3-5 tuổi: Bé có những dấu hiệu thoái lùi như ngưng nói mặc dù trước đó đã biết nói, hiếu động, kém tập trung, làm cho cô giáo khó chấp nhận cho bé vào lớp mẫu giáo.
Ở bé 6-10 tuổi: Bé có khó khăn học tập vì kém trí nhớ, thiếu ngủ, ác mộng, mộng du.
Ở bé vị thành niên: Bé say mê trò chơi games trên vi tính, tiếp cận với internet, ghiền “chat” , kết bạn trong thế giới ảo để có bạn tâm sự, hoặc tập hút thuốc lá, uống rượu, hút xì ke, bỏ học, trầm cảm, dọa tự tử.
Cha mẹ nên làm gì để tránh những hậu quả tai hại cho sự phát triển của bé?
Phân phối thời gian hợp lý giữa công việc ngoài xã hội và trong gia đình. Đặc biệt mối quan hệ mẹ-con trong năm đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển cảm xúc và xã hội của bé.
Không mang việc của cơ quan về nhà, nhất là điện thoại di động, hệ thống internet để có giờ giao tiếp với bé. Tránh những hậu quả của stress trong công việc ngoài xã hội gây căng thẳng trong gia đình, làm cho bé cảm thấy lo âu, sợ sệt áp lực nặng nề.
Vợ chồng chia sẻ công việc trong nhà và cùng kêu gọi sự tham gia của con cái như cùng chuẩn bị bữa ăn tối và cùng dùng bữa ăn chung với nhau.
Nếu cha mẹ cần đi công tác xa, thì giải thích cho bé biết, ghi trên lịch, và cố gắng liên hệ với bé qua điện thoại hay điện thư (email) cho bé được an tâm học tập và sống an vui hạnh phúc trong khi chờ ngày trở về của cha mẹ.
Trong những ngày kỷ niệm của gia đình như ngày sinh nhật, lễ của cha mẹ, lễ thiếu nhi, gia đình cố gắng sum họp để có những giây phút vui sướng bên nhau.
Cha mẹ nên nhớ bé hình thành nhân cách nhờ những gương sống của cha mẹ giữ thế quân bình trong đời sống gia đình và xã hội.
Cha mẹ nên dành giờ để lắng nghe bé tâm sự về những buồn vui sướng khổ trong ngày sống, động viên, nâng đỡ bé tìm giải pháp cho các vấn nạn và trưởng thành trong nhân cách.
Nếu không giúp bé đi vào giấc ngủ an lành vì bận công tác trong đêm, nên thu băng tiếng nói của cha mẹ để nhắn nhủ, đọc truyện cho bé nghe để dỗ giấc ngủ cho bé.
Tóm lại, vai trò của cha mẹ rất cần cho sự phát triển toàn diện của bé. bé không chỉ lớn lên về chiều cao, cân nặng hay những điểm tốt trong học tập văn hóa, nhưng còn cần lớn lên về cảm xúc, tình cảm, giao tiếp, hành vi. bé chỉ có thể phấn đấu tốt khi được có những mẫu gương tiêu biểu giàu lòng yêu thương của cha mẹ trong gia đình. Những người khác như ông bà, thân quyến, vú nuôi, cô giữ bé chỉ là những người phụ giúp , chứ không thể hoàn toàn thay thế cha mẹ được.
Theo Bệnh Viện Nhi Đồng 1
- Dùng kháng sinh cho bé (16:20:00 03/06/2008)
- Dự tính chiều cao của bé (11:40:00 02/06/2008)
- Những bệnh mẹ lây cho bé (11:01:00 02/06/2008)
- Bữa ăn đủ chất cho bé (08:23:00 02/06/2008)
- Nguy cơ gây bệnh từ đệm (17:29:00 31/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |