- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chủ động nuôi dưỡng trí tuệ cho con
Sinh ra những đứa con thông minh là mong muốn của bất kỳ bậc cha mẹ nào. Nhưng nuôi dưỡng trí năng cho trẻ thế nào thì không phải ai cũng biết.
Lớp chất xám: Tiềm tàng thế giới trí tuệ
Từ trước đến nay, người ta vẫn nhận biết, tình trạng nghèo đói và sự thiếu hiểu biết chính là hai nguyên nhân sâu xa dẫn đến mọi rủi ro bệnh tật và những khuyết tật cơ thể của một đứa trẻ khi chào đời. Suy giảm trí lực là điều khiến nhiều người lo ngại, và đó chính là hậu quả của nhiều tai biến khác nhau. Trí tuệ của một con người không hề phụ thuộc vào kích thước của bộ não, mà chính lớp chất xám dày bao kín phần trên não bộ (sát ngay dưới hộp sọ) mới là nơi tiềm tàng thế giới trí tuệ.
Các nhà khoa học đã chứng minh từ lâu rằng, hệ thần kinh được hình thành rất sớm trong phôi người: khoảng ngày 17- 18 của hợp tử từ lớp phôi ngoài hình thành ống tuỷ, để từ đó phát triển thành não bộ ở nửa trên và tuỷ sống ở nửa dưới. Đầu là bộ phận chứa não được ưu tiên phát triển, chiếm đến 3/4 trọng lượng bào thai 5 tháng tuổi, đã có đủ 14 tỷ tế bào não như ở người trưởng thành. Điều đó chứng tỏ, việc nuôi dưỡng trí năng của một con người cần phải được bắt đầu từ khi người mẹ chuẩn bị mang thai.
Chủ động khi sinh con
Trước hết, vợ chồng cần sinh con một cách chủ động. Sự chủ động thể hiện ở việc cả bố lẫn mẹ phải hết sức tránh các bệnh di truyền theo giới tính; tuyệt đối không đẻ sớm, đẻ dày, đẻ con đầu sau tuổi 35; không giao hợp khi mệt mỏi, say rượu hoặc đang có bệnh...
Mang thai ở độ tuổi 22- 30 tuổi sẽ có ít tai biến nhất cho cả mẹ và con. Ở các bà mẹ nhỏ hơn 20 tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi (với tử cung chưa trưởng thành đầy đủ hay đã bắt đầu lão hoá, rối loạn gen di truyền), bào thai không được hưởng sự tạo hình minh mẫn tối ưu, hình thành nhiều dị tật tiềm ẩn, đặc biệt là ở hệ thần kinh... Nếu tuân thủ được những điều đó, nghĩa là bạn đã phần nào tránh được con cho mình sự trì độn trí tuệ sau này.
Trong thời gian mang thai, người mẹ cũng phải hết sức giữ gìn. Trong 3 tháng đầu thai nghén, người mẹ tuyệt đối không uống rượu bia, không để cơ thể gặp phải trạng thái thiếu oxy, vitamin do rượu. Lý do là vì tình trạng đó sẽ khiến bộ não bào thai bị ức chế và teo biến một số tế bào nhạy cảm, cũng như xuất hiện các khuyết tật khác ở dạ dày, gan, tim của trẻ.
Các trường hợp thai phụ kém dinh dưỡng, thiếu vitamin A, B1, đặc biệt là axit folic... đều có thể ảnh hưởng chuyên biệt, gây vô não (không có não) ở bào thai hoặc rối loạn thần kinh - tâm thần ở trẻ mà việc chữa trị về sau là cực kỳ khó khăn.
Các bệnh nhiễm trùng ở mẹ có ảnh hưởng không nhỏ tới bào thai. Virus hecpet gây viêm não - màng não ở trẻ, rối loạn hô hấp; virus rubella làm não kém phát triển, mất nhiều tế bào gây dị dạng não – tim - mắt; vi khuẩn toxoplasma gây 50% trường hợp bị úng thuỷ, co giật, rối loạn trương lực cơ, liệt nửa người hay liệt một chi, nhiễm vôi ở đường viền quanh não thất; vi khuẩn listeria gây các phản ứng viêm màng não, viêm tim - phổi. Chứng bại não ở trẻ do nhiều nguyên nhân như sinh non 22% trường hợp, sinh khó 7%, sinh đôi 6%, mẹ bị đái tháo đường 1%, trẻ bị ngạt khi sinh nở...
Giữ cho trẻ không mắc bệnh khi còn nhỏ
Bệnh tật lúc còn quá bé sẽ trở thành hiểm họa cho tương lai của trẻ. Bệnh ho gà nếu không được chặn đứng ngay từ đầu sẽ diễn biến nặng dẫn đến di chứng động kinh, đần độn, câm, liệt nửa người. Sốt xuất huyết gây chảy máu mao mạch não, rối loạn và tổn thương thần kinh - tâm thần. Chứng vàng da tán huyết nếu không được chữa sớm trong vòng 12 giờ đầu, trẻ sẽ dễ bị câm hoặc nói ngọng, mù hay lác mắt, liệt mặt, liệt chi, ngớ ngẩn, kém thông minh. Viêm não Nhật Bản B cũng thường gây ra ở không ít bệnh nhi các di chứng nói khó, run giật, ngớ ngẩn, đần độn...
Việc cho trẻ bú muộn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Thiếu vitamin A gây chậm tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, dễ nhiễm trùng, góp phần gây nên chứng vàng da với các di chứng nặng nề về thần kinh - tâm thần.
Sữa mẹ là nguồn thức ăn rất quý đối với trẻ, giàu axit arachidonic giúp tăng trường và hoàn thiện bộ não, đẩy mạnh quá trình myelin hoá các dây thần kinh động vật thuận lợi cho việc dẫn truyền các xung động thần kinh được nhanh nhạy. Suy dinh dưỡng tiềm tàng làm hạn chế tốc độ phát triển trí năng của thanh thiếu niên. Các bậc cha mẹ cần tham khảo các chế độ ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ qua các thời kỳ phát triển của con mình một cách hợp lý. Cần hiểu rằng, không phải ăn uống quá no nê thì tốt hơn là ăn uống thiếu thốn. vấn đề quan trọng là phải ăn uống hợp lý, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu tự thân của sự phát triển trí tuệ...
Theo Gia Đinh & Xã Hội
- Bé có thể bị điếc chỉ vì... sổ mũi (21:15:00 02/03/2008)
- Tiêm phòng thủy đậu (16:38:00 15/02/2008)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |