- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Béo phì vì thực phẩm quảng cáo
"Sao mẹ lại không cho con ăn phô mai? Nó giúp con cao lên mà?" - bé Hùng 7 tuổi lý sự. Mê quảng cáo vui nhộn của sản phẩm này, Hùng tập ăn thử và dần thành "nghiện", dù đã có dấu hiệu béo phì.
Mẹ bé Hùng - chị Oanh (34 tuổi, Đội Cấn, Hà Nội) - kể: Biết phô mai cung cấp nhiều canxi và các dưỡng chất khác, từ khi Hùng còn bé chị đã mua về cho con ăn; nhưng bé từ chối vì chê không ngon. Cách đây ít lâu, Hùng thích thú với chương trình quảng cáo ngộ nghĩnh của một loại phô mai trong đó có nhân vật là trẻ con, nên đòi mẹ mua. Dần dần, cậu bé thấy thích và ăn thường xuyên, mỗi ngày hết cả hộp 8 miếng.
Trong nhà chị Oanh cũng luôn chất đầy loại sữa tiệt trùng có khuyến mãi đồ chơi. Để thuyết phục mẹ mua thật nhiều nhằm sưu tầm cho đủ bộ ghép hình, Hùng uống sữa tất cả những lúc có thể. Thấy con đã thừa cân khá nhiều, chị Oanh muốn hạn chế sữa và phô mai nhưng bé không chịu.
Còn bé Trang Anh (tập thể Bách Khoa, Hà Nội) mới 5 tuổi đã nặng 32 kg, vượt tiêu chuẩn đến 8 kg. Mẹ bé than thở: "Mỗi bữa nó chỉ ăn có nửa bát cơm mà vẫn béo". Nguyên do là bé rất thích ăn vặt, mà phải ăn những thứ được quảng cáo trên TV thì mới sành điệu. Nào kẹo dẻo, bánh snack, khoai tây chiên, xúc xích..., hễ xem quảng cáo thấy hấp dẫn là cô bé lại đòi mẹ mua, và ăn rả rích suốt buổi tối, khi không phải đến trường.
Các chuyên gia tư vấn tại Viện Dinh dưỡng quốc gia từng gặp nhiều trường hợp trẻ thừa cân do ăn quá nhiều một hoặc vài loại thực phẩm nào đó theo quảng cáo. Tiến sĩ Hoàng Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm truyền thông Viện Dinh dưỡng khẳng định, một loại thực phẩm dù tốt đến đâu nếu ăn quá nhiều cũng đều không tốt. Ngay cả sữa hay phô mai, vốn được khuyến khích dùng cho trẻ, nếu lạm dụng thì vẫn gây béo phì do thừa năng lượng, thậm chí còn làm hại gan, thận do lượng đạm quá cao, khiến các cơ quan này bị quá tải.
"Không một thức ăn nào có đủ các thành phần cần thiết. Vì vậy nếu ăn quá nhiều món nào đó thì sẽ gây thừa một số chất và thiếu nhiều chất khác" - tiến sĩ Kim Thanh khẳng định.
Trong khi đó, xu hướng ăn thiên lệch này rất dễ xảy ra ở trẻ do ảnh hưởng từ quảng cáo. Bà Phạm Thanh Tuyên, bác sĩ chuyên khoa nội - nhi từng làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trẻ từ 4 tuổi trở lên rất dễ hưởng ứng các quảng cáo và nằn nì để được bố mẹ mua cho. Điều nguy hiểm là phần lớn các sản phẩm được lăng xê thuộc loại thức ăn chế biến công nghiệp, rất nhiều đường, mỡ và muối (yếu tố dẫn đến béo phì và các bệnh tim mạch) nhưng lại rất nghèo vi chất.
"Trẻ em đang bị bao vây bởi các quảng cáo và tiếp thị thực phẩm" - ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, nói. Không chỉ TV mà các báo, tạp chí, tờ rơi... cũng có nhiều thông tin giới thiệu thực phẩm hướng đến trẻ em. Tại nhiều siêu thị, trường mẫu giáo hay tiểu học, các hãng sữa, nước ngọt, đồ ăn nhanh, bánh kẹo... còn mang sản phẩm đến tận nơi mời ăn thử miễn phí và bán hàng có quà tặng.
Trẻ chưa đủ nhận thức để phân biệt những gì cần và tốt cho mình, những gì không nên dùng nhiều nên rất dễ bị hấp dẫn và đòi bố mẹ mua. Điều này rất nguy hiểm bởi tỷ lệ trẻ béo phì ở các thành phố lớn đang tăng nhanh. Chẳng hạn ở TP HCM, có 6% trẻ dưới 5 tuổi và 23% trẻ cấp 1 có cân nặng vượt mức cho phép. Ở Việt Nam đã xuất hiện trường hợp siêu béo phì, mới 11 tuổi đã nặng 79 kg.
Theo ông Phan, nhà nước nên có quy định cấm quảng cáo nhằm vào trẻ em đối với một số loại thực phẩm dễ gây béo phì hoặc mất cân bằng dinh dưỡng, chẳng hạn như đồ ăn nhanh, nước ngọt... Trong ngày người tiêu dùng vừa rồi (15/3), tổ chức Quốc tế người tiêu dùng đã đưa ra một quy tắc tiếp thị thực phẩm và đồ uống không cồn cho trẻ em, đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới thông qua. Bản quy tắc này cấm quảng cáo những thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng nhắm vào trẻ.
Trong khi chưa có các quy định trên, bác sĩ Phạm Thanh Tuyên khuyên các bậc cha mẹ nên kiểm soát luồng thông tin tác động vào trẻ. Chẳng hạn, có thể hạn chế việc xem quảng cáo thực phẩm trên TV bằng cách hướng sự chú ý sang hoạt động khác. Không nên chiều theo tất cả các yêu cầu của trẻ về thực phẩm, tùy từng lứa tuổi để chọn cách giải thích dễ chấp nhận nhất.
Theo VnE
- Bé hay nghiến răng khi ngủ? (11:06:00 04/03/2008)
- Chủ động nuôi dưỡng trí tuệ cho con (15:50:00 03/03/2008)
- Bé có thể bị điếc chỉ vì... sổ mũi (21:15:00 02/03/2008)
- Tiêm phòng thủy đậu (16:38:00 15/02/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |