- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Bé bướng bỉnh
Vừa đi làm về, chị Cẩm đã thấy bé Bi chạy ra ngõ líu lo: "Mẹ ơi, tại sao bà cho anh Bin đi xe đạp ra đường mà con thì không?". Chưa kịp trả lời, cu Bin lại thắc mắc: "Mẹ ơi, con cún nhà mình hôm nay khóc nhè. Con thấy nước mắt nó chảy. Chó cũng biết khóc hả mẹ?". Hôm nào cũng vậy, con chị thắc mắc đủ thứ chuyện.
Trả lời những câu hỏi của bé không dễ dàng chút nào. Đôi khi, bạn phải đối mặt với nhiều tình huống rất khó xử.
Mẹ thật không công bằng
Buổi tối, chị Cầm bế con đi ngủ nhưng bé nhất định không chịu. Bi hờn dỗi: "Anh Bin chưa ngủ, sao con lại phải ngủ...?".
Ở tuổi này, bé chưa có khái niệm về sự công bằng. Bé thường hay so sánh với những người xung quanh, đặc biệt là anh hoặc chị. Vì thế, bạn hãy nhẹ nhàng phân tích cho con hiểu.
Chẳng hạn, cu Tí nhà bên bây giờ còn nhỏ nên phải ngủ nhiều và chưa được ăn kẹo. Còn con, bao giờ bằng tuổi anh Bin, cũng sẽ được đi xe đạp trên đường và thức khuya hơn.
Mẹ đã hứa rồi cơ mà
Chủ nhật tuần trước, chị Cẩm hứa cuối tuần cho bé Bi đi chơi nhưng vì công việc đột xuất, đành hoãn lại. Bé Bi vẫn nhớ, cứ nằng nặc đòi đi dù chị đã xin lỗi và nói rõ lý do.
Nên tránh thất hứa với bé. Khi quá bận, không thể giữ lời, bạn nên tìm cách xin lỗi, hãy giải thích cho bé hiểu có những việc không phải muốn là làm được. Cần phải chờ đợi.
Giữ lời hứa là yếu tố quan trọng, giúp bé hiểu được những nguyên tắc riêng. Đây cũng là cách tạo cho bé thói quen, hình thành tính cách tốt ngay từ khi còn nhỏ.
Con muốn tự quyết định
"Con dự sinh nhật xong sẽ ngủ lại nhà bạn", bé tự cho mình quyền quyết định mọi việc nên không nghĩ cần phải được đồng ý của bạn.
Bé không hiểu người lớn cũng có những nguyên tắc riêng và không thể tự ý làm mọi điều. Tuy nhiên, để con biết vâng lời, không bướng bỉnh nữa, bạn phải nhẹ nhàng hướng dẫn con.
Mẹ ơi con lớn rồi
Chiều chủ nhật, chị Cẩm loay hoay xếp lại quần áo. Bỗng chị quay lại, thấy Bi đang khoác chiếc áo của Bin. Chị nói: "Cẩn thận kẻo ngã vào lọ hoa, mai anh không có áo mặc đi học". Cu Bi nhìn mẹ nói: "Con lớn rồi". Sau đó, bé chạy ra phòng khách, bật ti-vi lên xem.
Bé nghĩ mình lớn rồi và có quyền làm nhiều việc như: Chọn chương trình ti-vi, quần áo, giờ đi ngủ, hay thắc mắc và thích làm theo ý mình... Đôi khi, bạn làm phật ý, bé sẽ phản ứng dữ dội.
Nếu biết khéo léo động viên, bạn sẽ kích thích được tính tự lập của con ngay từ nhỏ. Khi bé sơ ý ngã, hãy nói: "Người lớn có bao giờ khóc đâu". Bạn cũng nên khuyến khích bé: "Con lớn rồi, có thể tự đánh răng, chải tóc, mặc quần áo và xúc cơm ăn"...
Bé bốn, năm tuổi bướng bỉnh, hay lý sự là chuyện bình thường. Bạn không nên lo lắng. Hãy kết bạn với con để hiểu và chia sẻ cùng con.
Theo Phụ Nữ
- Tập cho bé ngồi bô (08:54:00 17/04/2008)
- Để bé có tính tự lập (11:57:00 16/04/2008)
- Mâu thuẫn giữa các con (14:11:00 15/04/2008)
- Khen bé đúng cách (11:39:00 14/04/2008)
- Dạy bé học nói (11:36:00 14/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |