- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khen bé đúng cách
Khen ngợi bé là một trong những việc làm mà các bậc cha mẹ cần chú ý quan tâm. Bạn hãy biết tận dụng cơ hội để khen ngợi, cổ vũ những việc làm tốt của con bé. Những lời khen còn đáng giá hơn bất cứ phần thưởng nào cha mẹ dành cho con cái. Thế nhưng, quá lạm dụng lời khen lại có thể gây phản tác dụng...
Bé thích "ăn bánh phỉnh"
Mỗi ngày, bé Anh Ngọc được mẹ đưa qua nhà bà ngoại chơi rồi ở đó đến cuối ngày khi ba mẹ đi làm về mới qua đón. Bà ngoại của Anh Ngọc lại rất khéo, thường xuyên áp dụng chính sách cho bé Anh Ngọc "ăn bánh phỉnh" mỗi khi cần bé thực hiện điều gì đó, chẳng hạn như muốn bé ăn nhiều, hay muốn bé hát một bài nào đó...
Buổi tối bé Ngọc ở cùng ba mẹ, do ban ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi nhiều khi mẹ bé không quan tâm nhiều và để ý đến thái độ của bé, mẹ muốn bé tập viết chữ nhưng "ra lệnh" theo nguyên tắc "cứng nhắc" nên bé tỏ thái độ rất hờ hững và có phần hơi bất hợp tác.
Có bữa về sớm qua nhà bà ngoại, mẹ bé nghe bà ngoại phản ứng: "Trẻ con rất hảo ngọt", chúng rất khoái được khen ngợi, nói ngọt ngào với chúng, mình phải tâm lý một chút sẽ hiểu được chúng và bé sẽ nghe theo mình thôi..." khi chị quát bé Ngọc không được nghịch bẩn.
Từ chuyện trên đặt ra vấn đề liệu với bất cứ sự việc nào các bậc cha mẹ đều "phải" khen bé để chúng ngoan, nghe theo lời của cha mẹ? Các bậc cha mẹ không nên quên tâm lý của bé̉ là thích được dỗ ngon dỗ ngọt, được khen hơn chê. Cha mẹ biết khen đúng chỗ, động viên đúng lúc, cổ vũ những việc làm tốt của con bé̉ sẽ khiến cho con mình phấn khởi, vui vẻ và sẽ dễ dàng nghe lời dạy bảo của cha mẹ hơn.
Nếu sử dụng đúng mức, đúng cách, khen ngợi bé̉ là cách tốt để duy trì hành vi tốt của bé và bé sớm nhận thấy rằng lời khen ngợi của cha mẹ là phần thưởng, là sự khuyến khích đối với bé. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường có xu hướng khen ngợi bé̉ bừa bãi, nhất là khi họ khen ngợi những cố gắng của bé̉, điều này có thể khiến những lời khen ngợi đó dần mất đi giá trị.
Vấn đề ở đây không phải là bạn khen bé điều gì mà là cách bạn đưa ra lời khen ngợi như thế nào. Bạn cần đưa ra những lời khen ngợi cụ thể và hãy chú ý tới bé khi bạn khen bé. Bạn càng khen ngợi cụ thể bao nhiêu thì càng dễ truyền tải những thông tin quan trọng tới con bất nhiêu. Những lời khen cụ thể còn đáng giá hơn bất cứ phần thưởng nào cha mẹ dành cho con cái.
Khi bé thu dọn đồ chơi, bạn có thể khen ngợi bé là một cô bé, cậu bé gọn gàng, ngăn nắp thay vì chỉ khen ngợi chung chung như "Con ngoan quá!", "Con giỏi quá"... Với những lời khen ngợi cụ thể, bé sẽ biết chính xác bé đã làm điều gì đúng. Hay "Cảm ơn con đã nhặt rau, lau bàn giúp mẹ", "Mẹ rất vui khi con chào hỏi lễ phép với ông bà!"... Những câu nói đơn giản đó lại có sức mạnh kỳ lạ, tạo sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái.
Với trường hợp của bé Anh Ngọc, bà ngoại của bé là một người có kinh nghiệm nuôi dạy con nhỏ nên ngoài việc thường xuyên khen ngợi bé trong những việc làm cụ thể, chẳng hạn như "bé tự mặc áo được rồi, bé ngoan quá", hay "hôm nay bé giỏi quá đã không đi dép ngược rồi"..., bà còn hay dùng những lời lẽ ngọt ngào, nhẹ nhàng để chỉ bảo bé nên bé "chỉ thương bà ngoại nhất trên đời".
Theo các nhà tâm lý, lời khen đối với bé̉ rất quan trọng, đó là yếu tố động viên - khích lệ và tạo cho bé̉ sự tự tin cần thiết trong cuộc sống. Một em bé vừa chập chững biết đi, ba mẹ vỗ tay khen "cố lên, con sắp đi được rồi", nó hiểu rằng việc nó cố gắng đi đang được khuyến khích. Con bé̉ được điểm mười ở môn tập viết nhận được lời khen của mẹ "con viết chữ ngay ngắn thẳng hàng, đẹp lắm con ạ", nó hiểu rằng "tài năng" của nó được công nhận...
Mặt trái của lời khen
Con cái rất thích được khen thưởng, nhất là khi nó biết bạn nhận ra các giá trị và tài năng của chúng, nhưng bạn sẽ phá bỏ niềm tin của chúng nếu bạn cứ mỗi chút gì cũng biến chúng thành "ngôi sao", đưa chúng lên tận mây xanh, dù chuyện lớn hay chuyện nhỏ cũng thế.
Khen con không đúng chỗ có cái hại đầu tiên là tập cho con cứ mãi ngóng trông một lời khen cho một hành động không có gì để đáng khen cả. Do đó, các phụ huynh cần lưu ý khi khen ngợi con. Tuyên dương lúc trẻ có hành động đúng mực chính là một động lực giúp bé̉ ngày càng xuất sắc hơn. Những lời khen sáo rỗng, bừa bãi, không đúng với khả năng của bé̉ sẽ khiến bé ngộ nhận về bản thân.
Vẫn biết rằng bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình là số một, nhưng nếu bạn thường áp đặt suy nghĩ của bản thân lên bé̉ thì có thể khiến chúng mất khả năng sáng tạo và không thể định hướng cho mình.
Vào đầu năm lớp 3, buổi học đầu tiên, với mong muốn con mình mạnh dạn hơn, tự tin hơn, bé Gia Bảo được mẹ khuyến khích "... khi lớp bầu chọn lớp trưởng thì con nhớ giơ tay tự nhận làm lớp trưởng nhé, chắc chắn con sẽ làm tốt mà!"...
Nhưng qua một thời gian ngắn với bản tính nhút nhát, ít nói, bé Gia Bảo đã không bộc lộ được những tính cách của một lớp trưởng xông xáo, bạo dạn, khiến nhiều bạn học trong lớp phản ứng lại mỗi khi lớp trưởng thông báo điều gì và trong cả thời gian học tập, khiến cho cô giáo chủ nhiệm phải họp lớp để bầu chọn lớp trưởng mới.
Chính chuyện này đã khiến cho bé Gia Bảo bị "sốc"một thời gian dài mới lấy lại được bình thường. Vấn đề ở đây là nếu bố mẹ mong muốn hay tâng bốc con mình quá mức sẽ khiến bé xấu hổ vì thấy mình chưa đạt đến điều đó hoặc khiến con cái sống trong ảo tưởng về bản thân.
Có nhiều trường hợp người mẹ đi đâu cũng tự khen con mình học giỏi nhất lớp khiến cho đứa con đi đâu cũng thấy ngượng ngùng, vì thực ra mình chưa đạt đến mức đó. Nếu bạn cho rằng khen chỉ là để lấy lòng bé̉ hay khen lấy lệ thì những lời khen đó sẽ chẳng còn ý nghĩa nữa...
Nếu để ý chúng ta rất dễ nhận ra rằng, đối với hầu hết các bé̉ trong gia đình, việc khen ngợi bé̉ thường xuyên có thể có tác dụng trong một thời gian nhất định khiến chúng làm mọi việc tự giác và hào hứng hơn, nhưng rồi sau đó dường như bé cứ "nhờn" dần và chẳng còn hứng thú với những lời khen cứ được lặp đi lặp lại mãi.
Khen con chân thành, đúng đắn
Thật ra, nhiều bậc phụ huynh đều biết lời khen có tác dụng rất tốt trong việc dạy bảo con cái nhưng nếu không biết cách, những lời nói ấy sẽ không hiệu nghiệm và có khi còn phản tác dụng.
Vì thế, những lời khen chân thành, cụ thể đều tốt cho con bạn vì chúng đem lại lòng tự tin, kích thích tính sáng tạo, thúc đẩy động cơ học tập, lao động và cùng có mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nhưng các bậc phụ huynh cũng nên biết chỉ khen ngợi con trong các trường hợp đúng đắn. Làm như thế sẽ mang đến lợi ích nhất định, giúp bé̉ càng cố gắng hơn để bù đắp khiếm khuyết và phát huy ưu điểm của bản thân.
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, do chưa đủ kinh nghiệm, nhận thức để hiểu được những lời khen có giá trị và "thực lòng" đến mức nào, khi nào thì lời khen chỉ có giá trị xã giao, khi nào mang ý nghĩa khích lệ, khi nào thì là lời tán thường do thành tích nổi bật, bé̉ dễ bị ngộ nhận rằng mình đã thực sự giỏi. Từ đó, bé̉ ít chịu phấn đấu, sinh ra tự mãn, kiêu ngạo.
Theo Sức Sống Mới
- Dạy bé học nói (11:36:00 14/04/2008)
- 'Khuôn phép' cho con trai (09:23:00 14/04/2008)
- Khi bẻ hỏi về giới tính (15:11:00 12/04/2008)
- Lý do bé nói dối (00:15:00 12/04/2008)
- Dạy bé từ chối (15:23:00 09/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |