- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Để bé có tính tự lập
Khi con bạn càng lớn, bé càng có xu hướng độc lập đối với bạn. Lúc này, bé cần có không gian riêng của mình. Sau đây là những lời khuyên giúp bạn phát huy tính độc lập của bé:
Giữ cho nhà cửa an toàn đối với “nhà thám hiểm nhí”: Để phát triển tính độc lập của mình, bé cần phải học cách khám phá mọi thứ xung quanh một cách kiên trì. Đó là lý do vì sao bạn nên chú ý đến sự an toàn của bé trong nhà. Thay vì chạy loanh quanh khắp nơi và nói “Không được” bất cứ lúc nào bé cầm vật gì có thể gây nguy hiểm, bạn hãy để những vật dụng đó ngoài tầm với của bé hay bọc chúng lại cẩn thận. Việc này sẽ giúp bé giành được cho mình một chút quyền tự trị và bạn thì có được cho mình một chút thảnh thơi trong suy nghĩ.
Cho phép bé được quyền ra quyết định: Mọi bậc phụ huynh đều cần phải đặt ra những giới hạn để dạy dỗ con cái, nhưng thỉnh thoảng hãy để bé tự đưa ra những quy định của riêng mình – ngay cả khi những quyết định đó có vẻ lạ lùng. Chẳng hạn vào giữa mùa hè nóng bức mà bé cứ thích mặc áo bông, bạn nên để bé mặc và tự khám phá rằng mặc như vậy là không phù hợp. Bằng cách để con tự rút ra kết luận cho mình, bạn trao cho con cơ hội tự học và tự lớn lên.
Cho bé thấy khả năng của mình: Có khả năng làm tốt công việc chính là chìa khoá giúp tạo dựng lòng tự tin cho bé và giúp bé đạt được những dự định của mình. Nhưng để khuyến khích những khả năng ấy, bạn nên mô tả để bé hiểu những điều bé cần làm một cách chậm rãi và rõ ràng theo những hành động cụ thể. Chẳng hạn bạn có thể theo sát bé từng bước trong khi dọn dẹp các vật dụng trên bàn ăn (đầu tiên là đặt chén vào bồn rửa, sau đó là tới tách uống nước và đồ dùng bằng bạc). Rồi bạn quan sát bé tự làm các việc ấy như thế nào và dành cho bé những lời vỗ về ấu yếm khi bé làm tốt.
Hãy để bé giúp bạn: Con bạn thấy bạn đang làm một việc gì đó khá thú vị - chẳng hạn nấu ăn, dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng – và bé muốn làm những việc đó cùng bạn. Lúc ấy, bạn hãy nghĩ ra một cách nào đó để bé có thể phụ giúp bạn. Bé có thể không tự rửa được một cái đĩa thức ăn đầy dầu mỡ, nhưng bạn có thể nhờ bé lấy giùm miếng rửa chén.
Tránh không làm giúp bé quá nhiều: Nếu như bạn giao cho bé làm một việc gì, hãy để bé tự hoàn thành, ngay cả khi bé phải mất vài lần để thực hiện công việc ấy một cách thành thục. Nếu như bạn không quá vội, hãy dành ra 5 phút vào buổi sáng để bé tự gấp bộ quần áo ngủ – như vậy bé sẽ sớm hình thành thói quen tự giác cho mình. Điều này tốt hơn việc bạn làm giùm bé mọi việc.
Theo WTT (Babycenter)
- Mâu thuẫn giữa các con (14:11:00 15/04/2008)
- Khen bé đúng cách (11:39:00 14/04/2008)
- Dạy bé học nói (11:36:00 14/04/2008)
- 'Khuôn phép' cho con trai (09:23:00 14/04/2008)
- Khi bẻ hỏi về giới tính (15:11:00 12/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |