- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Những ký hiệu trong sổ khám thai
Toàn bộ tình hình sức khỏe của thai kỳ sẽ được ghi vào một cuốn sổ khám thai. Tốt nhất là bạn hãy luôn mang cuốn sổ này theo bên người. Trong trường hợp bạn đi khám bác sĩ khác, nhờ cuốn sổ, bác sĩ cũng sẽ nắm được tình hình hiện tại của bạn và thai nhi.
Có những bệnh viện không đưa cho bạn sổ khám thai mà lại đưa cho bạn một bản ghi chép về bản thân bạn. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rõ ý nghĩa những ký hiệu trong cuốn sổ khám thai hay trong bản ghi chép của mình.
HBSAg: Xét nghiện về viêm gan qua thử máu.
AFP: Alpha FetoProtein. Ký hiệu này có trong xét nghiệm giúp phát hiện nguy cơ về các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hội chứng Down hay dị tật ống thần kinh. Thai phụ thực hiện phương pháp này thông qua xét nghiệm máu. Thời gian làm xét nghiệm khoảng từ 16 tuần đến 18 tuần.
Nồng độ AFP thấp hơn 0,74 MoM, thai nhi có nguy cơ mắc Down. Thai phụ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm khác trước khi có kết luận cuối cùng.
Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu xem có chứa chất albumin hay không là cách phát hiện nhiễm độc thai nghén, tiểu đường...
Nếu không phát hiện gì bất thường, bác sĩ có thể ghi tắt NTBT (nước tiểu bình thường) trên kết quả xét nghiệm.
HA: Huyết áp. Chỉ số huyết áp trung bình khoảng 120/70 mmHg. Nếu huyết áp vượt mức 140/90 liên tiếp hai lần đo trong khoảng một tuần, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật.
HAcao: Huyết áp cao.
Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.
Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
Ngôi mông: Đầu bé ở trên (Không xoay xuống dưới để chuẩn bị ra đời).
MLT: Mổ lấy thai.
Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.
DS: Dự kiến ngày sinh.
Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.
TT: Tim thai. TT(+): Tim thai nghe thấy. TT(-): Tìm thai không nghe thấy.
+: Thai máy.
BCTC: Chiều cao tử cung. Bác sĩ đo chiều cao tử cung để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và xác định tuổi thai.
Hb: Mức Haemoglobin trong máu để kiểm tra xem có thiếu máu không. Nếu lượng hemoglobin trong máu thấp (dưới 12g/dl), có thể thai phụ bị thiếu máu.
KC: Kỳ kinh cuối.
MNT: Mẫu nước tiểu (lấy phần giữa của một lần đi tiểu).
KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.
Phù: Phù (sưng).
Para 0000: Người mẹ có con lần đầu (con so).
TSG: Tiền sản giật.
NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.
TK: Tái khám.
NV: Nhập viện.
SA: Siêu âm.
KAĐ: Khám âm đạo.
VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.
HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.
Rh: Yếu tố cho biết tình trạng protein có trong tế bào máu, người có yếu tố này được ký hiệu là "Rh+", nếu không có sẽ là "Rh-".
Những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung. Đây là một số tư thế:
CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
CCPS: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng sau.
CCTS: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng sau.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Những tuần cuối của thai kỳ (13:56:00 25/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 36 (09:00:00 23/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 32 (08:00:00 22/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 28 (08:49:00 21/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 24 (08:02:00 20/03/2013)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |