- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thai kỳ đến tuần 32
Lớp mỡ khiến bé trông 'béo' lên ở giai đoạn này.
Tuần thứ 29
Lớp mỡ vẫn tiếp tục dày thêm dưới da của bé. Đôi mắt đã tụt vào đúng vị trí ở hốc mắt và có thể phản ứng với ánh sáng và bóng tối. Các cơ và phổi bé tiếp tục trong quá trình hoàn thiện.
Đầu bé to ra, chứa bộ não đang ngày một phát triển (tuy nhiên, đầu bé ngày càng cân đối so với kích thước cơ thể). Bộ não bé cũng đã bắt đầu điều khiển được những hơi thở đầu tiên.
Đến tuần thứ 29, bé nặng khoảng 1,1kg. |
Gợi ý cho mẹ: Để đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng đang tăng lên của bé, bạn cần phải bổ sung thêm protein, vitamin C, axit folic và sắt.
Yêu cầu phát triển xương khiến bé cần canxi hơn bao giờ hết (khoảng 200-250 miligram canxi mỗi ngày), do đó bạn cần đảm bảo uống đủ sữa và có thể bổ sung thêm canxi bằng phômai, sữa chua hay nước cam.
Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm omega3 để não của bé phát triển tốt. Chất này có nhiều trong các loại cá, nhất là cá biển.
Tuần thứ 30
Tủy xương đã nhận nhiệm vụ sản xuất tế bào máu. Bé tiếp tục tăng cân và tăng lớp mỡ dưới da. Có lớp mỡ khiến da bé đỡ nhăn nheo hơn và các lớp mỡ này cũng là để giữ ấm cho bé sau khi ra đời.
Hiện tại, trong túi ối có khoảng 1,5 lít nước ối bao phủ bé. Tuy nhiên, lượng nước ối này sẽ giảm đi và đào thải ra ngoài cơ thể mẹ khi bé lớn hơn và cần nhiều không gian trong tử cung hơn.
Để chuẩn bị cho việc hô hấp sau này, bé sẽ bắt chước các động tác thở bằng cách liên tục chuyển động cơ hoành của mình. Các chuyển động này rất nhịp nhàng nhưng đôi khi bé bị nấc vì hít phải nước ối.
Mí mắt bé lúc nhắm, lúc mở. Thị lực tiếp tục phát triển nhưng bé nhìn chưa được tốt lắm. Ngay cả khi mới chào đời, bé cũng chỉ có thể nhìn thấy những vật ở gần mặt mình, khoảng 10–15cm (thị lực bé chỉ khoảng 20/400 trong khi thị lực của người lớn là 20/20).
Bé nặng khoảng 1,3kg và dài gần 40cm. |
Gợi ý cho mẹ: Hãy thường xuyên “liên lạc” với bé bằng cách kể chuyện, hát, đọc sách… Sự giao tiếp này là chìa khóa để bé nhận ra giọng mẹ ngay sau khi chào đời.
Tuần thứ 31
Bé có thể xoay đầu qua bên này hay bên kia. Trông tay, chân và thân hình bé bụ bẫm hơn do lớp mỡ tích tụ dưới da.
Bé rất hiếu động và có thể làm bạn khó ngủ. Bé có thể đạp vào thành bụng bạn và cuộn mình lại, cũng như xoay người lung tung… Điều này cho thấy bé rất khỏe mạnh.
Bé tiếp nhận tất cả dinh dưỡng cần thiết qua nhau thai. Dòng máu trong nhau là yếu tố giúp bé sản xuất nước tiểu.
Tuần này bé nặng khoảng 1,5kg và dài hơn 41cm. |
Gợi ý cho mẹ: Bé vẫn tiếp tục đá, thúc vào sườn, bụng của mẹ và thậm chí “di chuyển” lung tung nên tạo thành ngôi thuận – ngôi ngược.
Tuần thứ 32
Bé đã có thể sử dụng cả 5 giác quan. Các móng tay và móng chân đã mọc dài. Lông mi, lông mày và tóc bé đã mọc rất nhiều. Những sợi lông tơ đã bao phủ làn da bé suốt từ mấy tháng đầu đang rụng dần đi, chỉ còn lại một ít ở vai và lưng.
Mỗi tuần bạn tăng khoảng gần 5 lạng, hơn một nửa trọng lượng đấy tăng vào con bạn. Trong vòng khoảng 7 tuần tới, bé có thể đạt đến khoảng 1/3 hoặc một nửa trọng lượng lúc sinh.
Da bé trở nên mềm mại và mịn màng cho đến khi bé chào đời.
Bé nặng gần 1,7kg. Chiều dài khoảng 42cm. |
Gợi ý cho mẹ: Mẹ nên tiếp tục đọc sách, báo và tham khảo kiến thức sinh nở để có hành trang “vượt cạn” thành công.
Sự thay đổi của mẹ
Bạn cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Có thể bạn thường bị mất ngủ về đêm, vì vậy bạn nên tận dụng những giờ nghỉ trưa. Và tư thế nằm nghiêng, đặc biệt nghiêng về bên trái thích hợp nhất cho bạn (không tạo áp lực cho tim).
Bạn có thể cảm thấy bị đau ở lồng ngực do tử cung ép lên các cơ quan phía trên, hoặc bạn thấy mệt mỏi vì vấn đề chuột rút… Lời khuyên cho bạn là bổ sung canxi đầy đủ để tránh hiện tượng chuột rút cũng như hiện tượng đau nhức chân tay.
Tử cung tăng diện tích quá nhanh cũng chèn ép lên các cơ quan bên trong của bạn, gây ra triệu chứng khó thở và đi tiểu nhiều. Bạn cũng có thể bị són một ít nước tiểu khi chạy, ho, hắt hơi hoặc cười.
Các vấn đề như ợ nóng, táo bón và cả trĩ thường xuyên làm bạn rất khó chịu. Đó là do các hormone sinh sản đã làm chậm lại quá trình tiêu hóa của bạn. Tốt nhất là bạn nên tập thể dục đều đặn nhẹ nhàng, ăn nhiều chất xơ như rau xanh và bánh mỳ để hạn chế táo bón.
Tổng tăng trọng lượng lý tưởng tính đến thời điểm này của bạn là 11kg. Do đó, bạn nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa nếu bạn đã tăng đủ cân mà vẫn tếp tục lên cân nhanh.
Nếu bạn có nhiều thời gian rỗi, bạn hãy nghĩ đến việc lên một danh sách những thứ cần mua cho con bạn sau này và bắt tay vào thực hiện.
Ngọc Huê
- Thai kỳ đến tuần 28 (08:49:00 21/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 24 (08:02:00 20/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 20 (08:29:00 19/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 16 (09:59:00 18/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 12 (09:28:00 15/03/2013)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |