- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
15 lưu ý sức khỏe khi mang thai
Đau bụng dưới, bị sốt, sưng bàn tay, bàn chân… là những triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng không nên chủ quan.
>> 7 dấu hiệu cần được khám thai
>> Sốt và ớn lạnh khi mang thai
1. Bị đau quanh rốn
Những cơn đau nhói hoặc đau nặng ở quanh rốn, có (hoặc không) kèm cảm giác buồn nôn có thể do vài nguyên nhân. Bạn có thể bị khó tiêu, ợ chua, rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm.
Nếu bạn đang ở nửa cuối thai kỳ, cơn đau quanh rốn có thể cảnh báo tiền sản giật – một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi can thiệp y tế ngay lập tức.
2. Đau bụng dưới
Nếu đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới thì bạn cần phải đi khám để chắc chắn không có gì nghiêm trọng. Đau bụng dưới có thể do:
- Thai ngoài tử cung.
- Sảy thai.
- Sinh non.
- Một u xơ bị vỡ và chảy máu.
- Nhau bong non (nhau thai tách ra khỏi niêm mạc tử cung).
3. Bị sốt
Nếu bạn bị sốt trên 37,5ºC nhưng không có dấu hiệu cúm hoặc cảm lạnh thì bạn nên đi khám ngay trong ngày. Nếu sốt cao tới 39ºC thì cần đi khám ngay tức khắc. Bạn có thể bị nhiễm trùng và được bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh cũng như được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu sốt cao 39ºC kéo dài thì có thể gây hại cho bào thai.
4. Nhìn mờ và thấy đốm nhấp nháy
Hãy đi khám nếu bạn:
- Nhìn mờ.
- Nhìn thấy đốm nhấp nháy.
- Nhìn một hình ảnh thành hai.
Những rối loạn thị giác có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
5. Bàn tay và bàn chân bị sưng
Phù tay, chân, mặt là phổ biến trong giai đoạn cuối thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, phù không phải là triệu chứng đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu phù nặng hoặc phù đột ngột, kèm theo đau đầu hoặc rối loạn thị giác thì có thể là triệu chứng của tiền sản giật.
6. Đau đầu dữ dội
Đau đầu dữ dội kéo dài hơn 2-3 tiếng, kèm theo rối loạn thị giác, phù nặng thì có thể cảnh báo tiền sản giật, nhất là trong nửa cuối thai kỳ.
7. Ra máu âm đạo
Ra máu lốm đốm hoặc chảy máu âm đạo nhẹ, không gây đau là phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ. Mặc dù vậy, hãy đi khám nếu bạn bị ra máu ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình mang thai. Nó có thể gây biến chứng nghiêm trọng, nếu:
- Ra máu khác thường, không giống chu kỳ kinh nguyệt. Có thể ra máu đỏ, nhẹ hoặc máu sậm màu, kèm đau dai dẳng một hoặc hai bên bụng có thể là thai ngoài tử cung.
- Ra máu nhiều, kết hợp với đau lưng âm ỉ hoặc đau bụng có thể cảnh bảo sảy thai.
- Ra máu đột ngột nhưng không đau có thể do nhau thai thấp (nhau tiền đạo).
- Ra máu với những cục máu đông có thể do nhau bong non.
- Ra máu cũng có thể cảnh báo sinh non, nếu bạn ít hơn 37 tuần mang thai.
8. Cảm giác như són tiểu
Âm đạo són nước trước tuần 37 có thể là vỡ ối sớm, cảnh báo sinh non. Bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Một khi ối đã vỡ, bạn có khả năng phải sinh non theo chỉ định của bác sĩ.
Sau tuần 37, bạn có thể được chỉ định sinh nếu ối đã vỡ.
9. Đột nhiên thấy khát
Nếu đột nhiên thấy khát, nước tiểu vàng sẫm thì có thể do bạn bị mất nước. Nếu bạn khát và tiểu nhiều hơn bình thường thì có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Cả hai triệu chứng trên đều có nguy cơ gây biến chứng cho mẹ và bé nên bạn cần đi khám ngay.
10. Cảm giác nóng ran khi tiểu
Bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu:
- Cảm thấy đau, rát khi tiểu.
- Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi.
- Sốt.
- Cơ thể run rẩy.
- Đau ở xương chậu, bụng dưới, lưng dưới.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đi khám ngay.
11. Liên tục bị nôn
Nôn nhiều hơn một vài lần trong ngày có thể gây mất nước và làm bạn kiệt sức, mặc dù nó hiếm khi ảnh hưởng tới bào thai. Bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị nôn nặng và dai dẳng.
Nếu bạn bị nôn trong nửa cuối thai kỳ, kèm đau nặng xương sườn, phù đột ngột trên tay, chân và mặt thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Bị nôn kèm tiêu chảy có thể là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm hoặc rối loạn tiêu hóa. Nếu bị nôn kèm sốt có thể bạn bị nhiễm trùng thận. Khi đó, bạn cần đi khám ngay tức khắc.
12. Bị mệt và chóng mặt
Cảm thấy choáng váng, ngất xỉu có thể do bạn ăn chưa đủ chất trong ngày hôm đó. Nhưng cũng có thể là do huyết áp thấp – phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nhiều phụ nữ cảm thấy hơi chóng mặt trong thời kỳ mang thai nhưng nếu bạn thấy quá choáng váng hay tối tăm mặt mũi thì bạn cần đi khám.
13. Thai ít máy hơn thường lệ
Nếu sau 21 tuần, thai ít cử động hơn thường lệ trong vòng 24 tiếng thì bạn nên đi khám ngay.
14. Bị ngứa khắp người
Nếu bạn bị ngứa trầm trọng, đặc biệt vào ban đêm thì có thể là do chứng ứ mật sản khoa – một tình trạng của gan, kèm nước tiểu tối màu và phân nhạt màu hơn bình thường. Bạn cũng có thể bị vàng da.
Nếu bạn bị ngứa nhẹ thì không cần lo lắng nhiều. Ngứa khi mang thai phần lớn là bình thường do làn da đang giãn căng để phù hợp với sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên để an tâm thì bạn vẫn nên đi bác sĩ kiểm tra khi thấy ngứa kéo dài.
15. Bị ngã và đập bụng xuống đất
Bị ngã không phải là luôn nguy hiểm nhưng bạn nên đi khám nếu bạn thấy lo lắng. Bào thai được bảo vệ bởi tử cung và nước ối nên những va đập nhỏ không hề hấn gì. Tuy nhiên trường hợp hiếm thì biến chứng có thể xảy ra. Nếu bạn cảm thấy các cơn co thắt, vỡ ối hoặc ra máu sau ngã thì bạn cần nhập viện ngay lập tức.
Ngọc Huê
- Lưu ý khi bà bầu ăn rau củ quả (09:48:00 16/02/2013)
- Giải đáp về chứng ợ chua (09:24:00 16/02/2013)
- Lý giải tình trạng nghén nặng (14:27:00 14/02/2013)
- Để chuyển dạ 'đúng lịch' (00:20:00 13/02/2013)
- 7 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu (16:37:00 10/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |