- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Lưu ý khi bà bầu ăn rau củ quả
Thai phụ nên ăn khoảng 5 phần rau củ quả mỗi ngày và cố gắng đa dạng các chủng loại. Cách này giúp tăng dinh dưỡng cho mẹ và em bé đang phát triển.
Vài gợi ý về một phần rau củ quả bạn nên ăn hàng ngày:
- Vài quả nho hoặc nửa quả bơ.
- Một quả táo, một quả cam, một quả chuối hoặc một quả cà chua cỡ vừa.
- 2 quả mận.
- Một miếng dứa.
- Một thìa cafe quả sấy khô.
- Ba thìa cafe rau củ được nấu chín.
- Một bát ăn cơm salad.
- 150ml nước ép quả tươi.
Rau củ quả có thể là tươi, đóng hộp, được làm lạnh, làm khô hay nấu chín, ép lấy nước. Chìa khóa ở đây là hãy đa dạng lượng rau củ quả ăn vào mỗi ngày.
Cách để tăng rau củ quả vào bữa chính và bữa phụ
Bữa sáng: Ăn thêm nho, táo hoặc chuối, cam trong bữa sáng.
- Nghiền nấm vào món ăn sáng có sốt cà chua; chẳng hạn, món bánh mỳ kẹp trứng, thịt rưới sốt cà chua.
- Thêm hoa quả khô vào ngũ cốc dinh dưỡng.
Bữa trưa: Nên ăn canh rau, soup rau ít muối.
- Hoặc ăn salad rau quả.
Bữa tối: Đừng quên có ít nhất một món rau trong bữa cơm của bạn.
- Nấu món súp lơ, carrot hoặc khoai tây với cà chua.
Bữa phụ: Hãy thử hoa quả sấy khô như mơ, mận, mít...
- Nêm vào sữa chua hoa quả tươi.
Cách xử trí khi bạn không thích rau củ
Nếu bạn không chịu được mùi vị của hoa quả hay rau xanh (do nghén chẳng hạn) thì có rất nhiều gợi ý dành cho bạn:
- Ẩn rau củ quả vào bữa ăn: Có thể thêm rau củ vào những đồ ăn khỏe mạnh mà bạn thích; chẳng hạn, thả những lát chuối chín vào ngũ cốc ăn sáng hoặc thêm carrot vào bánh mỳ cuộn.
Trộn lẫn loại rau bạn thích với loại bạn không thích. Nấu chín carrot với khoai tây. Đổ nước sốt cà chua và nấm lên món mỳ ống.
- Dùng đồ đóng hộp: Có thể mùi vị rau củ khi đun nấu làm bạn không chịu nổi. Vì thế, bạn có thể tạm thời chuyển sang sử dụng rau củ quả đóng hộp, có hương vị tự nhiên.
- Làm thành đồ uống: Bạn có thể ăn hoa quả dầm hay uống nước ép rau củ thay cho ăn chúng hàng ngày. Nhưng nên dùng cả phần bã của rau củ và không thêm đường là tốt nhất.
Hoa quả dầm rất ngon nếu được trộn cùng sữa hoặc sữa tươi.
- Ngoài ra, các món cháo, soup tự làm với rau củ là nguyên liệu chính cũng rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Lưu ý: Tốt nhất là bạn nên ăn rau củ quả theo mùa.
Đừng ỷ vào việc dùng vitamin trong thai kỳ mà lười ăn rau củ. Dinh dưỡng từ thực phẩm bao giờ cũng tốt nhất cho cả hai mẹ con bạn, cho dù bạn vẫn dùng vitamin thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngọc Huê
- Giải đáp về chứng ợ chua (09:24:00 16/02/2013)
- Lý giải tình trạng nghén nặng (14:27:00 14/02/2013)
- Để chuyển dạ 'đúng lịch' (00:20:00 13/02/2013)
- 7 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu (16:37:00 10/02/2013)
- 9 điều làm thai nhi vui, khỏe 3 tháng giữa (15:56:00 10/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |