- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Stress và bà bầu
Nhiều bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán chường trong suốt quá trình mang thai. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó là dấu hiệu nhẹ của hội chứng stress ở bà bầu.
Tuy nhiên, nếu tình trạng stress kéo dài trong vài tuần sẽ làm chậm quá trình phát triển của thai nhi. Trầm trọng hơn, stress còn làm gia tăng tình trạng sảy thai, chuyển dạ sớm ở thai phụ. Những bé được sinh ra trong tình trạng thai phụ bị stress có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng sau này.
Giáo sư tâm lý học Thoma (Hoa kỳ) và các cộng sự nhận thấy các bà mẹ ít bị stress trong thời gian mang thai, bé sẽ có mức IgE (một loại hormone miễn dịch tổng hợp trong cơ thể, rất hữu ích cho bé sơ sinh) cao hơn, đồng thời người mẹ cũng giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng trong thời gian mang thai.
Thai phụ nên chú ý một số nhân tố làm gia tăng tình trạng stress sau:
- Thiếu ngủ: Đây là hội chứng tương đối phổ biến với bà mẹ mang thai. Nếu bạn không thể ngủ được, ngủ rất ít, cảm giác lo lắng, bất an…, có thể bạn đang phải đối mặt với dấu hiệu đầu tiên của stress.
- Đau đầu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa: Bạn tỏ ra thờ ơ, không muốn ăn bất kỳ loại thực phẩm nào. Ngược lại, bạn bỗng nhiên ăn uống vô tội vạ, kèm theo đó là các dấu hiệu như đau đầu, đau bụng…
- Rượu, thuốc lá, caffein hay bất kỳ một chất kích thích nào đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai.
- Các nhân tố xã hội như áp lực công việc, mối lo tài chính, căng thẳng trong quan hệ gia đình… cũng góp phần làm cho bà bầu dễ bị stress hơn.
Không phải mọi dấu hiệu của stress đều để lại hậu quả xấu cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Thai phụ có thể ngăn chặn sớm các triệu chứng khó chịu này bằng cách ăn uống, vận động, nghỉ ngơi đầy đủ.
Bà bầu cũng nên chú ý giữ sức khỏe tinh thần. Nghe nhạc, đi dạo, nói chuyện cùng bạn bè, người thân… là những hoạt động thư giãn hữu ích cho bà mẹ trong suốt thời gian mang thai.
Ngọc Huê (Theo Babyworld)
- Khắc phục những khó chịu khi mang bầu (14:45:00 02/10/2008)
- Ăn nhiều hại thai nhi (10:38:00 02/10/2008)
- Chống nghén vào buổi sáng (14:38:00 01/10/2008)
- Dấu hiệu tiền sản giật (14:06:00 30/09/2008)
- Tránh bị nhiễm độc thủy ngân (14:57:00 29/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |