- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Khắc phục những khó chịu khi mang bầu
Khó thở, phát ban, huyết trắng... là một số triệu chứng thường gặp do cơ thể thay đổi nội tiết tố trong suốt quá trình mang thai.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một vài chứng bệnh khác của bà bầu từ Tạp chí Women.
Chảy máu chân răng
Nhiều thai phụ xuất hiện triệu chứng chảy máu chân răng trong quý đầu tiên của thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu viêm lợi thông thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Khắc phục:
- Đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày với bàn chải mềm, xúc miệng bằng nước muối pha loãng có tác dụng sát trùng răng miệng.
- Nếu sau hai tuần, tình trạng chảy máu chân răng của bạn chưa được cải thiện, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ.
Ảnh: GettyImages
Chóng mặt, choáng váng
Chóng mặt là dấu hiệu khó chịu thường gặp ở bà mẹ mang thai. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone, làm rối loạn tuần hoàn máu, hạ huyết áp… Chóng mặt cũng xảy ra khi não không được cung cấp đủ máu và oxy.
Khắc phục:
- Tránh đứng lâu với một tư thế.
- Tránh nghỉ ngơi, làm việc… trong môi trường thiếu oxy.
- Không nên mặc quần áo chật, nhất là đồ lót. Chúng có thể cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể bạn.
- Tránh thức giấc đột ngột. Tốt nhất, bạn nên ngồi dậy từ từ và bước ra khỏi giường để cơ thể kịp thích nghi khi vừa ngủ dậy.
- Một bữa ăn nhẹ với vài lát bánh mỳ, cốc sữa, chút hoa quả tươi giúp bạn tránh bị hạ đường huyết, nên cũng hạn chế được tình trạng chóng mặt do đói.
Chứng ợ nóng
Nguyên nhân: Do thay đổi hormone khi mang thai.
Khắc phục:
- Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị.
- Uống nước ấm với một chút tinh dầu bạc hà.
- Nhai vài viên kẹo có hương bạc hà.
- Sử dụng thêm gối nâng đỡ cơ thể khi ngủ.
Chứng táo bón
Nguyên nhân: Thay đổi hormone lúc mang thai, do chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước... Nếu bạn bổ sung viên sắt, tình trạng táo bón có dấu hiệu trầm trọng hơn.
Khắc phục:
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, bánh mỳ, ngũ cốc…
- Nên uống nước ấm thay vì nước lạnh.
- Vận động hàng ngày.
Tiểu rắt
Do sức ép của tử cung lên bàng quang. Dấu hiệu này xuất hiện nhiều nhất vào 3 tháng đầu và một vài tuần cuối của thai kỳ.
Khắc phục:
- Uống một lượng nước vừa phải trước khi đi ngủ.
- Nếu bạn đi tiểu thấy buốt, đau nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Chuột rút
Chuột rút thường xảy ra ở khu vực bắp chân, bàn chân, ngón chân, thường vào lúc nửa đêm khiến bạn khó ngủ. Nguyên nhân của chứng chuột rút ở bà bầu là do thiếu canxi, thiếu máu.
Khắc phục:
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, ốc, hến, sữa, trứng…, các loại rau có màu xanh đậm như rau muống, cải xoong… Chú ý, bà bầu nên tắm nắng buổi sớm, cơ thể sẽ hấp thu canxi tốt hơn.
- Trường hợp cần thiết, nên bổ sung canxi và viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tập luyện thường xuyên, đi bộ, đi dạo đều đặn.
- Xoa bóp vùng bắp chân, bàn chân bị co rút. Đi lại bằng chân trần quanh nhà khi đỡ đau để máu lưu thông tốt hơn.
- Ăn chuối: Chuối chứa chất possatium làm gia tăng sự co bóp nên giảm được tình trạng chuột rút.
Chứng mất ngủ
Xảy ra nhiều nhất vào những tuần cuối thai kỳ. Chứng mất ngủ khiến bạn ngủ không ngon giấc, chập chờn, mộng mị…
Khắc phục:
- Đi dạo, uống sữa ấm trước giờ đi ngủ.
- Nếu bạn khó ngủ, không nên bắt ép mình, đọc một cuốn sách hay tạp chí trong vòng 10-15 phút cũng có tác dụng giúp bạn dễ ngủ hơn.
Chứng khó thở
Xuất hiện nhiều nhất vào giai đoạn cuối thai kỳ do sự tăng trọng lượng của thai nhi. Thiếu sắt cũng khiến bạn khó thở.
Khắc phục:
- Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, phòng ngủ nên thoáng khí, mát mẻ.
- Nếu chứng khó thở nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ.
Các vết rạn
Hình thành khi da bị căng trong quá trình mang thai. Ngoài ra, người béo, tăng cân nhanh cũng xuất hiện những vết rạn này.
Khắc phục:
- Ăn uống điều độ, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh.
- Có thể sử dụng các loại kem dưỡng da phù hợp.
Sưng mắt cá chân
Khi mang thai, cơ thể gồm chân, tay, mặt… hơi sưng phù là chuyện bình thường, không có gì đáng lo ngại.
Khắc phục:
- Nằm ngủ với tư thế kê chân lên một cái gối.
- Tập các bài thể dục nhẹ liên quan đến chân.
- Nếu thấy mắt cá chân hay toàn cơ thể sưng phù một cách bất thường, bạn nên nhanh chóng đi khám vì có thể đó là dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật.
Huyết trắng
Âm đạo tiết dịch trong, màu trắng đục nhiều hơn bình thường, không có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do biến động nội tiết tố khi mang thai.
Khắc phục:
- Không tự ý thụt rửa âm đạo bằng các loại dung dịch vệ sinh kém chất lượng. Không dùng xà phòng để vệ sinh âm đạo.
- Nên thay quần lót và vệ sinh âm đạo bằng nước ấm hàng ngày.
- Nếu thấy huyết trắng chuyển sang màu đỏ, có mùi khó chịu hay bạn bị đau rát, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Phát ban
Các nốt đỏ nổi thành từng mảng nhỏ trên cơ thể. Đây là dấu hiệu bình thường ở bà mẹ trong quá trình mang thai.
Khắc phục:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Nên vệ sinh thân thể hàng ngày.
- Có thể sử dụng thuốc bôi ngoài ra nếu bạn ngứa ngáy, khó chịu nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngọc Huê
- Ăn nhiều hại thai nhi (10:38:00 02/10/2008)
- Chống nghén vào buổi sáng (14:38:00 01/10/2008)
- Dấu hiệu tiền sản giật (14:06:00 30/09/2008)
- Tránh bị nhiễm độc thủy ngân (14:57:00 29/09/2008)
- 4 lưu ý về dinh dưỡng cho thai phụ (14:24:00 27/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |