- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Thực phẩm tốt cho bà bầu ngày nóng
Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa mà phụ nữ phải đối mặt thường xuyên trong suốt thai kỳ, đặc biệt là mùa hè.
Dưới đây là những món có thể giúp bà bầu vượt qua khó chịu:
Chuối
Chuối rất tốt cho sức khỏe vì có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết. Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỷ lệ rất cao. Chuối cũng chứa nhiều loại đường thiên nhiên như fructose, sucrose, glucose, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Đối với dạ dày, những hợp chất có trong chuối giúp nuôi dưỡng tế bào thành ruột, tạo nên một hàng rào dịch nhầy vững mạnh có đủ sức để chiến đấu chống lại những loại vi khuẩn gây lở loét dạ dày.
Khi mang thai, bà bầu thường bị chứng táo bón nhiều hơn do tác động của thai lên hệ tiêu hóa. Nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên, làm giảm trương lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài làm cho chị em dễ bị táo bón. Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón. Mỗi ngày ăn 2 quả khi bụng đói hoặc ninh chín (cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.
Củ đậu
Củ đậu là thức ăn lý tưởng của mùa hè. Chị em thường dùng củ đậu để ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát. Trong củ đậu còn có nhiều vitamin và muối khoáng (8mg canxi, 16mg photpho, 6mg vitamin C... trong 100g củ đậu) rất cần thiết cho cơ thể. Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện, ngăn ngừa bệnh táo bón, trĩ ở mẹ bầu.
Sữa chua
Sữa chua là sữa được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi đường ruột (Lactobacillus bulgaricus). Chúng chuyển dưỡng sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B và A). Có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.
Sữa chua còn có tác dụng chống và chữa táo bón khá hiệu quả. Tuy nhiên, cũng do tác dụng nhuận tràng của sữa chua mà phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều. Cần lựa chọn kỹ càng nguồn gốc sản phẩm, tránh ăn phải những loại sữa quá hạn sử dụng, sữa được chế biến một cách thủ công.
Nước
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người cần cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể hàng ngày giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với bà bầu. Ngoài ra, một số vitamin và chất khoáng trong thực phẩm chỉ hòa tan trong nước; do đó, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất hiệu quả nhất.
Đậu đen
Đậu đen giàu kali, giúp kiểm soát được lưu lượng máu. Nó còn giàu chất xơ, giúp chống lại chứng táo bón (thường là do chất sắt trong quá trình bổ sung vitamin trước khi mang thai). Nếu bạn lo sợ về chứng đầy hơi thì cứ từ từ tăng dần khối lượng hấp thụ. Bắt đầu bằng ¼ bát mỗi bữa, sao cho ăn đủ 3 bát một tuần.
Tránh táo bón cho bà bầu trong mùa hè
- Ăn quá no không tốt cho tiêu hóa, lại có thể làm tăng nguy cơ táo bón thai kỳ. Ăn đều các bữa nhỏ trong ngày hữu ích trong việc chống “táo” và ngăn ngừa đầy hơi. - Ít hoạt động là một lý do gây táo bón. Tập luyện như đi bộ có thể cải thiện tình hình táo bón. Chỉ cần khoảng 10 phút đi bộ vào buổi sáng mỗi ngày, bạn cũng sẽ thấy sự khác biệt lớn. - Canxi rất quan trọng với thai phụ nhưng bạn cũng nên hỏi bác sĩ về việc cắt giảm canxi, tránh táo bón. Quá nhiều canxi có thể gây xơ cứng ruột, làm “táo” trầm trọng thêm. - Nếu bạn có thói quen ít ăn chất xơ thì bạn không nên ngay lập tức chuyển sang ăn nhiều chất xơ vì nó có thể gây đầy bụng. Không nên “bội thực” chất xơ trong cùng một bữa ăn, chẳng hạn, không nên chỉ ăn cơm, canh rau, sau đó lại tráng miệng bằng hoa quả. Hãy tăng dần lượng chất xơ trong bữa ăn, bên cạnh những món khác, ví dụ, ăn cơm với súp lơ xào và thịt gà. - Các mẹ cũng nên tránh xa các loại rau mầm. Vì trong rau mầm thường có chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại khác nhau, trong đó phổ biến nhất E-coli và Salmonella. Những loại rau mầm nên tránh như cỏ linh lăng, cỏ ba lá, giá đỗ. - Các loại thịt nguội, thịt chế biến sẵn đều không tốt cho phụ nữ đang mang thai và cũng dễ gây ra ngộ độc. Chính vì vậy các mẹ cũng nên chú ý và cố gắng vì bé yêu mà “nhịn” loại thực phẩm này. |
Theo Webphunu
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |