- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Các món cháo bổ dưỡng cho mẹ bầu
Cháo lươn hay cháo cá chép từ lâu đã được biết đến là những món giàu dinh dưỡng, nhất là cho phụ nữ mang thai.
1. Cháo cá chép
Nguyên liệu: Một con cá chép còn sống (khoảng 0,5kg); 1/3 bát ăn cơm gạo tẻ; một nắm gạo nếp; gia vị, mì chính, hạt nêm; 4 củ hành khô; rau mùi ta, thì là; một ít ngải cứu.
Chế biến: Cá chép rửa sạch; không được mổ tránh làm mất máu cá (vì máu cá chép tốt cho mẹ bầu).
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40 phút cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm cháo khoảng một tiếng là chín.
Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, có 2 cách nấu cháo cá chép như sau:
- Cách 1: Đối với những mẹ ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín thì thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả ngải cứu vào cho ngải cứu chín thì có thể ăn được.
- Cách 2: Đối với các mẹ đang nghén (sợ mùi tanh): 4 củ hành khô băm nhỏ. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành lên, xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
2. Cháo lươn
Nguyên liệu: 300g lươn tươi sống; 1/3 bát gạo tẻ; một nắm gạo nếp; nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà); gia vị, hạt nêm; 3 củ hành khô; mùi ta, thì là, rau răm.
Chế biến: Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt. Phi thơm hành khô băm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị.
- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).
- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều.
- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.
3. Cháo thập cẩm
Loại cháo này là nguồn dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều vitamin C. Nho khô có công dụng bổ khí, an thai. Hạt đào là thực phẩm bổ não; hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.
Nguyên liệu: 200g hạt kê; 100g gạo; 50g đậu xanh; 50g lạc; 50g táo tàu; 50g hạt đào; 50g nho khô; đường đỏ.
Cách chế biến: Kê, gạo, đậu xanh, lạc, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch.
- Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào.
- Cho kê, gạo, lạc, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- 3 món với trứng ngỗng cho mẹ bầu (16:26:00 05/08/2013)
- 5 chất quan trọng cho mẹ và thai (09:35:00 04/08/2013)
- Uống ít hay nhiều sữa khi mang bầu đều không tốt (09:59:00 21/06/2013)
- 3 món sinh tố giảm ốm nghén (11:15:00 29/05/2013)
- Thực phẩm tốt cho bà bầu ngày nóng (11:42:00 20/05/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |