- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng còi xương sớm
>> Khi đầu bé bị biến dạng
>> Phòng nhiễm trùng sơ sinh
Sau sinh, nhiều người mẹ kiêng khem thái quá như kiêng tắm, phòng ngủ phải kín và không có ánh sáng… Chế độ ăn của mẹ phải là đồ khô, mặn, kiêng tôm, cua… Điều này khiến sữa mẹ thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D.
Do thiếu vitamin vitamin D nên sự hấp thu canxi, chuyển hóa phôtpho và canxi sẽ bị rối loạn làm cho xương vôi hóa kém, các mô sụn không biến thành xương được. Từ đó dễ làm bé sơ sinh bị còi xương sớm.
Biểu biện
Còi xương sớm có thể xuất hiện ở tuần thứ hai sau sinh. Bé có các triệu chứng như giật mình, quấy khóc khi đang ngủ; bé có thể bị ngạt thở hoặc khi thở có tiếng rít nhẹ; bé dễ bị ọc sữa khi bú; bé đi tiêu, đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Nặng hơn, bé có dấu hiệu biến dạng xương như bẹp hộp sọ do tư thế nằm. Nếu nằm ngửa, bé sẽ bẹp vùng dưới đỉnh đầu. Nếu nằm nghiêng, bé bị bẹp một bên thái dương. Bé còn có thể bị co giật do còi xương.
Nhóm bé có nguy cơ bị còi xương sớm
Tình trạng còi xương thường gặp ở các bé sinh non, thiếu tháng, thiếu cân; bé có hội chứng kém hấp thu, bé suy dinh dưỡng; bé không được tắm nắng...
Một số bé sơ sinh tăng cân nhanh, bụ bẫm cũng là một yếu tố nguy cơ gây còi xương. Ở những bé này, nhu cầu về canxi, phôtpho cao hơn bé bình thường, mà ở trong sữa mẹ thì có rất ít vitamin D (loại vitamin giúp hấp thu canxi), nên không đáp ứng đủ nhu cầu canxi của bé. Ở những bé này được gọi là còi xương thể bụ.
Phòng bệnh
Để phòng còi xương sớm, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Khi thai được 7 tháng, mẹ có thể uống vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng còi xương cho con.
Sau sinh, mẹ tránh kiêng khem thái quá. Mẹ nên uống sữa, ăn thực phẩm giàu canxi để bổ sung canxi cho bé qua sữa mẹ. Mẹ cũng có thể uống bổ sung sắt và canxi.
Mẹ nên cho bé bú mẹ ngay sau khi sinh và cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, ngay cả khi bé bú mẹ hoàn toàn cũng không đủ vitamin D; vì thế, bé cần “lấy” nguồn vitamin D qua tắm nắng hàng ngày.
Lưu ý tắm nắng cho bé: Sau sinh khoảng 2 tuần, mẹ nên tắm nắng cho bé. Nếu là mùa đông, mẹ nên tắm nắng cho bé sơ sinh lúc 7-9h sáng, trong 10-30 phút.
Nếu là mùa hè, mẹ nên tắm nắng cho bé sớm hơn, khoảng 7-8h sáng, trong 10-15 phút. Nên để lộ chân, tay, lưng cho bé.
Khi tắm nắng cho bé, cần chọn nơi thoáng, sạch, có nhiều ánh nắng mặt trời trực tiếp (không cho bé tắm nắng qua cửa kính ví ánh nắng mặt trời chiếu qua kính sẽ mất tác dụng của tia cực tím).
Trong lúc tắm nắng cho con, mẹ cũng nên tranh thủ tắm nắng cho mình để cơ thể mẹ không bị thiếu vitamin D.
Với bé sinh non, sinh nhẹ cân có thể phải bổ sung vitamin D 400 đơn vị một ngày, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đồng thời, người mẹ không nên tự ý bổ sung canxi cho bé sơ sinh. Bởi vì nếu có cung cấp đủ canxi mà thiếu vitamin D thì cơ thể của bé cũng không hấp thu được. Hơn nữa, bổ sung canxi hay vitamin D mà không có liều lượng của bác sĩ thì đều không tốt cho bé.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Dấu hiệu bé bú no sữa mẹ (14:40:00 19/07/2013)
- Khi bé bỏ bú mẹ (15:08:00 18/07/2013)
- Viêm phế quản ở bé sơ sinh (20:13:00 14/07/2013)
- Khi đầu bé bị biến dạng (19:53:00 14/07/2013)
- Nhiễm enterovirus ở bé sơ sinh (00:47:00 13/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |