Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Dinh dưỡng khi bé ốm

15:17:12 13/08/2013

Để phục hồi cho bé trong giai đoạn bé bị bệnh, các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến một số yếu tố dinh dưỡng như sau.

- Chia nhỏ bữa ăn, cho bé ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường. Thức ăn cho bé ốm cần chế biến loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.

- Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.

- Bổ sung nhiều nước cho bé, đặc biệt đối với những bé bị tiêu chảy.

- Canh, soup lỏng, nước cháo… chỉ để bù nước, không nên coi các loại đó là thức ăn vì chúng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Với bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn

Mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú bình thường, tǎng số lần bú và thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn vì bé mệt khả năng mút vú của bé kém hơn. Khi bé bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì người mẹ cần vắt sữa ra và cho bé ăn bằng thìa nhằm đảm bảo bé được ăn đủ lượng sữa mẹ cần thiết.

Với bé đang trong giai đoạn ăn dặm

Ngoài sữa mẹ, cần cho bé ăn thêm nhiều bữa ăn bổ sung khác nhau với những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa…. Ngoài ra, cần chú ý bổ sung dầu thực vật và mỡ động vật vào khẩu phẩn ăn của bé để tăng thêm năng lượng cho mỗi bữa ăn.

Thức ăn của bé cần phải chín kỹ, mềm và lỏng hơn bình thường để bé dễ tiêu hoá hơn. Phụ huynh cần lưu ý phải cho bé ǎn ngay sau khi nấu chín để đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé các loại quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng.

Dinh dưỡng cho bé bị sốt

Khi bị sốt, bé thường thấy mệt mỏi và buồn ngủ, mẹ hãy để bé nghỉ ngơi. Bị sốt cơ thể bé mất nhiều nước; do đó mẹ chăm con bị ốm cần lưu ý là thường xuyên bổ sung nước cho con. Mẹ cũng nên cho bé uống thêm nước quả ép để bổ sung nước và vitamin.

Bé bị sốt sẽ làm giảm các hoạt động của hệ tiêu hoá đặc biệt là dạ dày, vì vậy mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, soup gà, soup cua… 

Dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước (nước lọc, nước canh) bên cạnh dung dịch bù nước Oresol (do tiêu chảy làm bé bị mất nhiều nước). Một số mẹ cứ nghĩ rằng, con bị tiêu chảy thì "ăn vào bao nhiêu s ra hết bấy nhiêu" nên chỉ ăn cháo trắng và muối. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, mẹ không được bắt bé ăn kiêng mà còn phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé.

Mẹ cứ tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình. Mẹ cũng cần ăn nhiều đạm (thịt, cá) và hạn chế ăn chất xơ như rau xanh nếu đang nuôi con dưới sáu tháng tuổi. Mẹ cũng có thể cho bé ăn một số loại quả như: chuối, xoài, đu đủ, hồng xiêm, táo, lê…

Các mẹ cũng nên lưu ý trong thời gian bé bị tiêu chảy nên giảm các thực phẩm giàu chất xơ; tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu; thức ăn có nhiều đường; thức uống có gas vì những thức ăn đó không những khó tiêu mà còn làm cho tình trạng bệnh của bé nặng thêm.

Dinh dưỡng khi bé bị ho

Trong lúc bé bị ho, bé cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như: soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm bột, béo, đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé. 

Mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như: rán (chiên), xào… Đối với bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn thì mẹ không nên cho bé ăn cá, mẹ cần đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho tập ăn trở lại.

Trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho bé nằm sấp rồi vỗ lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé giảm ho và không bị nôn khi ăn.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo