- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Khi bé ngậm thức ăn
Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Thu Hậu (Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp bé lười ăn, ngậm thức ăn không chịu nuốt.
“Đây là thói quen không tốt, nguyên nhân gây chán ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh, về lâu dài sẽ gây hỏng men răng” - bác sĩ Hậu chia sẻ.
Theo bác sĩ Hậu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé ngậm thức ăn trong miệng. Bé cần được khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý, làm thêm xét nghiệm để định lượng các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Một số nguyên nhân khiến bé ngậm thức ăn:
- Bé mắc một số bệnh gây khó chịu trong người; bé khó nuốt, nuốt đau...; bé mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế; bé mệt mỏi, không muốn ăn.
- Thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích, hàm răng… của bé thì bé sẽ lười nuốt.
- Bé được ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu sẽ hình thành thói quen lười nhai. Khi không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ sẽ khiến bé chán ăn, hay ngậm.
- Bé không ăn một vài thức ăn đặc biệt mà bố mẹ không biết, vẫn thường xuyên cho ăn nên bé không muốn nuốt.
Một số lời khuyên:
- Mẹ cần xem lại cách chế biến thức ăn có phù hợp với hàm răng, độ tuổi của bé hay không. Đổi món thường xuyên để kích thích bé ăn ngon miệng
- Mẹ không nên tùy tiện cho con uống quá nhiều thuốc bổ, thảo dược, vì nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý đôi khi sẽ gây tác dụng ngược lại.
- Lúc đầu, mẹ nên cho bé ăn đồ xay nhuyễn, hơi lỏng; sau đó, tập cho ăn thức ăn sệt và chuyển dần qua ăn cơm.
- Mẹ nên khen và khuyến khích và động viên khi bé ăn.
- Nếu bé tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, mẹ phải tắt tivi để bé chú ý vào việc ăn uống hơn; mẹ không nên vừa cho con ăn vừa dắt con dạo chơi.
- Nên tập cho bé tự xúc ăn, khi đó các bé sẽ nhai nuốt dễ dàng hơn.
- Nếu thấy bé đã nhai nát cơm nhưng chưa nuốt, các mẹ có thể cho bé nhấp miệng một tí nước canh để bé nuốt dễ dàng hơn.
- Mẹ nên giải thích cho bé hiểu răng dùng để làm gì. Hãy vừa nói, vừa làm mẫu cho bé tập nhai theo.
- Không nên ép bé ăn trong một bữa. Rất nhiều bé khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn.
- Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa bé đến để các bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng bé.
Phương Thảo (tổng hợp)
- Tập cho bé ăn cơm (08:37:00 16/08/2013)
- Học nhai ở bé 1-2 tuổi (17:21:00 15/08/2013)
- Các sai lầm của mẹ làm bé suy dinh dưỡng (17:05:00 15/08/2013)
- Dinh dưỡng khi bé ốm (15:24:00 13/08/2013)
- Các món xúc xích cho bé 5 tuổi (15:03:00 09/08/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |