- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Các sai lầm của mẹ làm bé suy dinh dưỡng
Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 TP HCM, mỗi ngày, Khoa Dinh dưỡng tiếp nhận trên 100 bé suy dinh dưỡng, nhẹ cân, lười ăn đến khám. Theo thạc sĩ - bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai (Khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 2), hầu hết các trường hợp bé lười ăn, nhẹ cân đều bắt nguồn từ sai lầm của các mẹ.
Mẹ không biết cách cho con bú
Suy dinh dưỡng có thể gặp ở bé sơ sinh, bé 2-3 tháng tuổi. Nguyên nhân thường gặp nhất là do các mẹ không biết cách cho con bú. Thay vì cho bé bú cạn hết một bên sữa rồi mới đổi bên (vì sữa cuối nguồn mới là sữa nhiều chất dinh dưỡng) thì các mẹ cứ thấy con lưng lửng bụng là ngừng hoặc cho bú bên này một chút rồi chuyển sang bên kia.
Cho bé uống nước quá nhiều
Nhiều mẹ cứ thấy bé chép miệng là cho bé uống nước khiến bé no, bú ít. Một số mẹ thì cho con ăn dặm, ăn hoa quả quá sớm, khi mới 2-3 tháng tuổi khiến bé giảm lượng bú.
Mẹ cai sữa không đúng cách
Một số bé lười ăn được mẹ cho cai sữa để ăn khá hơn. Đây là một sai lầm, vì các bé này sau khi bị cai sữa sẽ càng suy dinh dưỡng, thậm chí thiếu canxi trầm trọng vì không đủ sữa.
Ngoài các trường hợp thiếu các chất dinh dưỡng cơ bản, nhiều bé còn suy dinh dưỡng vì thiếu vi chất như thiếu canxi, thiếu sắt, thậm chí ở một số nơi, vẫn còn có bé thiếu vitamin A.
Mẹ chế biến bữa ăn sai cách
Bác sĩ Huỳnh Mai cho biết, có đến… 90% trường hợp bé suy dinh dưỡng là do mẹ chế biến bữa ăn sai cách. Hầu hết các mẹ không nắm được cần cho bé cần ăn số lượng bao nhiêu trong ngày. Ví dụ, trung bình bé cần ăn 4-5 bát cháo hoặc cơm nát mỗi ngày; thế nhưng, các mẹ đều cho bé ăn không đủ bữa khiến bé suy dinh dưỡng. Nhiều gia đình cho rằng bé đã lớn, ăn theo người lớn, ba bữa là đủ, và không biết rằng, ngoài ba bữa, bé cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như: sữa, cháo, chè, chuối…
Bữa ăn cho bé không đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như chất đạm, chất bột đường, chất béo cũng khiến bé suy dinh dưỡng. Ví dụ khi nấu cháo, mẹ chỉ chú trọng sao cho thật nhiều thịt, cá, nhưng lại quên cho dầu ăn vào, vì thế bé dư chất đạm nhưng lại thiếu chất béo.
Mẹ quá bận rộn, không có thời gian chăm con
Một số cha mẹ bận đi làm, không có thời gian chăm sóc bé nên thường gửi bé ở các nhà giữ bé, hoặc nhờ người trông coi. Hầu hết các bé suy dinh dưỡng quá mức đều nằm trong trường hợp này.
Cũng có nhiều mẹ bận công việc nên chế biến thức ăn sẵn cho bé, chia làm nhiều gói để sẵn trong tủ lạnh, đến bữa ăn thì rã đông và hâm lại. Do ăn đi ăn lại một món nên bé có tâm lý chán, dẫn đến lười ăn, suy dinh dưỡng.
Dấu hiệu các bé ‘thiếu chất’
Bé có những triệu chứng giống nhau là hay quấy khóc, kém linh hoạt, các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to. Thậm chí, nhiều bé còn chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng, ít vui chơi…
Để nhận biết suy dinh dưỡng, ngoài các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi bé mới sinh nặng cỡ 3kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó, mỗi năm tăng thêm 2kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng khoảng 20kg.
Thời điểm bé dễ bị suy dinh dưỡng nhất
Là trong khoảng thời gian từ sáu đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang dần thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật, nhất là những bé không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đôi, sinh ba...
Những bé ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng.
Bé béo tròn vẫn có thể bị suy dinh dưỡng
Theo khoa học, béo phì cũng là một dạng của suy dinh dưỡng và thường được gọi là thừa cân béo phì để phân biệt với nhóm suy dinh dưỡng thực sự. Trong trường hợp này, nhìn bên ngoài bé có thể trạng béo tốt, nhưng rất có thể bé đang bị thiếu canxi, thiếu vitamin D, thiếu máu, thiếu sắt, còi xương…
Suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì phần lớn là do ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn nhiều chất bột đường nhưng mất cân bằng giữa các nhóm chất như: ăn quá nhiều cơm, bánh mỳ, hoặc ăn quá nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt… Chế độ này có thể nhiều năng lượng nhưng năng lượng lại chủ yếu nằm ở chất béo, chất bột đường.
Để phòng tránh suy dinh dưỡng
Theo bác sĩ Huỳnh Mai, ngay khi cha mẹ thấy bé dừng tăng cân, nên đưa bé đến khám sớm để có kế hoạch can thiệp chống suy dinh dưỡng. Các mẹ cũng có thể đến khoa dinh dưỡng ở các bệnh viện nhi, trung tâm dinh dưỡng để được hướng dẫn cách thực hiện bữa ăn cân đối và đủ dinh dưỡng cho bé.
Để phòng trường hợp bé béo mà vẫn suy dinh dưỡng, các bác sĩ dinh dưỡng khuyên phụ huynh nên cho bé ăn uống đầy đủ theo nhu cầu. Nhu cầu ở đây không phải là sở thích của bé mà là nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi.
- Với bé đã béo rồi thì cha mẹ cần xem lại chế độ ăn, điều chỉnh xuống mức tiêu chuẩn. Ngoài ra, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động thể lực cho các bé như đi bộ, đi xe đạp, chạy chơi… để bé tiêu bớt năng lượng.
- Cha mẹ cũng cần chú ý, giảm bớt những loại thực phẩm giàu chất béo, chất bột đường xuống nhưng vẫn phải cho bé uống sữa đầy đủ, vì sữa là nguồn cung cấp canxi, chất khoáng tốt nhất.
Ngoài ra, để cung cấp lượng vitamin D từ thiên nhiên cho sự phát triển của bé, cha mẹ nên cho bé tắm nắng hằng ngày, khoảng 30 phút/ngày. Mùa hè nên tắm nắng vào khoảng 7-8h sáng, mùa đông nên là 15-17h. Mùa đông ít nắng có thể cho bé uống bổ sung vitamin D3. Bé cần vitamin D khoảng 400UI/ngày. Mẹ có thể cho bé ăn: bú sữa mẹ, ăn lòng đỏ trứng và gan.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Dinh dưỡng khi bé ốm (15:24:00 13/08/2013)
- Các món xúc xích cho bé 5 tuổi (15:03:00 09/08/2013)
- Các món thịt cho bé 3-5 tuổi (14:37:00 09/08/2013)
- Các món chè, xôi, bánh cho bé 3-5 tuổi (16:13:00 07/08/2013)
- Các món với trứng cho bé 3-5 tuổi (14:46:00 07/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |