- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bệnh quai bị ở bé
Quai bị là bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
Bệnh thường gặp ở bé lứa tuổi 5-14.
Nguyên nhân
Quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai, thường do 2 nguyên nhân: do siêu vi và do vi trùng.
- Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho bé uống thuốc hạ sốt tại nhà.
- Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, nôn, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não - màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.
Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay bé đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:
- Cần cho bé một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Không cho bé vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp bé sưng tinh hoàn thì bé cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Chế độ dinh dưỡng: Không kiêng cữ, cần cho bé ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nếu bé sốt hoặc quá đau, có thể cho bé uống thuốc giảm sốt.
- Cho bé uống nhiều nước.
- Không cho bé ra ngoài để tránh gió, nên giữ bé trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Bé mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những mẹ khác.
- Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
- Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Phòng bệnh
- Tránh cho bé tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.
- Cha mẹ nên đưa bé đi tiêm văcxin. Những bé từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm ngừa bệnh này.
- Nên tiêm phòng cả cho bé gái: Không phải như nhiều mẹ nghĩ (biến chứng của quai bị chỉ ảnh hưởng đến bé trai và loại trừ bé gái) bởi một số ít trường hợp, quai bị có biến chứng viêm cơ tim, viêm não điều trị rất khó khăn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, mẹ nên đưa cả bé gái đi tiêm phòng mũi sởi - quai bị - rubella và các vaccine khác như não mô cầu (thương hàn, cúm, viêm gan siêu vi A, viêm não Nhật Bản...).
Lưu ý: Không phải cứ tiêm chủng là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc tiêm chủng chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi tiêm chủng vẫn cần có ý thức phòng bệnh.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Tiểu đường ở bé (09:32:00 20/08/2013)
- Hăm tã ở bé (08:43:00 20/08/2013)
- Xử trí khi bé bị mất nước (08:16:00 20/08/2013)
- Viêm da tiết bã ở bé (17:37:00 15/08/2013)
- Đầu bé có gàu (15:08:00 14/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |