- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Suy thận và viêm cầu thận ở bé
Nhiều người cứ ngỡ người lớn mới bị suy thận, nhưng thực tế bệnh suy thận xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân
Suy thận xảy ra khi cấu trúc ở thận bị tổn thương (do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải). Vì vậy, tuổi nào cũng có thể bị suy thận. Có hai loại suy thận: suy thận cấp và suy thận mạn.
Nguyên nhân suy thận ở bé thường không giống ở người lớn, 40% do dị tật bẩm sinh, 60% còn lại do các bệnh mắc phải trong thời kỳ niên thiếu.
Tuổi mắc suy thận mạn thường gặp nhất là 8-10 tuổi. Suy thận cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả sơ sinh. Mỗi năm Bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận khoảng 20 ca suy thận mạn, trong đó hơn 50% bị suy thận giai đoạn cuối cần ghép thận hoặc lọc máu.
Điều trị
Nhiều trường hợp suy thận cấp có thể khỏi nếu điều trị kịp thời. Suy thận mạn giai đoạn cuối chỉ có thể điều trị bảo tồn bằng lọc thận (chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc). Phương pháp điều trị triệt để là ghép thận.
Khi bé bị suy thận, cần chế độ ăn giảm đạm, giảm muối, hạn chế nước nếu tiểu ít. Bệnh nhi cần được tư vấn của bác sĩ về việc hạn chế sữa.
Khi bé bị suy thận, phụ huynh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc. Hiện nay, khi điều trị suy thận cho bé, BHYT sẽ thanh toán 80% chi phí lọc thận, 50% chi phí ghép thận.
Phát hiện sớm
Việc phát hiện sớm bé mắc bệnh thận sẽ giúp giảm biến chứng và di chứng, làm chậm hoặc ngăn ngừa biến chứng, từ đó giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phụ huynh cần đưa bé đi khám ngay khi thấy bé bị phù, thay đổi lượng nước tiểu, thay đổi màu sắc nước tiểu; chậm tăng cân, xanh xao, cao huyết áp; tiểu khó, tiểu đau, tiền căn gia đình có người bệnh thận.
Bé bị viêm cầu thận sau sốt phát ban
Viêm cầu thận cấp (còn gọi là viêm thận cấp) là một bệnh không có viêm mủ ở thận.
Nguyên nhân: Nguồn lây bệnh có liên quan tới nhiễm cầu khuẩn hoặc bị nhiễm virus do bé bị các bệnh viêm amiđan, sốt phát ban, thủy đậu mưng mủ, chốc, mụn nhọt... Sau khi bị nhiễm bệnh, cơ thể bé sinh ra phản ứng miễn dịch, gây nên sự thay đổi bệnh lý ở thận. Bệnh thường xảy ra ở bé từ 3 đến 10 tuổi, hiếm thấy ở bé dưới 2 tuổi.
Dấu hiệu: Bệnh viêm cầu thận cấp thường phát sinh sau 1 tuần đến 4 tuần bị nhiễm các loại cầu khuẩn hay virus, trung bình từ 10 ngày đến 14 ngày thì phát bệnh. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tùy thuộc vào khả năng chống đỡ của bé. Ngoài một số triệu chứng thông thường như sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn, nôn, chán ăn..., bé bị bệnh còn có một số biểu hiện đặc thù sau:
- Phù ở mắt, mặt, sau đó phù dần ở chân; nếu bị nặng thì có thể phù toàn thân. Đồng thời, lượng nước tiểu rất ít, có khi không có.
- Tiểu ra máu là dấu hiệu đáng chú ý nhất trong thời kỳ đầu của bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì phải soi kính hiển vi mới thấy máu trong nước tiểu (gọi là tiểu máu vi thể), còn nếu bị nặng thì nhìn mắt thường cũng thấy nước tiểu thải ra màu đỏ tươi (gọi là tiểu máu đại thể).
- Cao huyết áp xảy ra ở khoảng 70% bé bị bệnh.
Điều trị: Nếu được phòng và chữa trị tích cực, kịp thời, bệnh viêm cầu thận cấp sẽ khỏi nhanh, các triệu chứng có thể hết sau 2 đến 4 tuần, nhưng phải sau 6-12 tháng thì kết quả các xét nghiệm mới hoàn toàn bình thường. Có khoảng 2% trường hợp chuyển sang thể viêm cầu thận mạn tính, đây là thể rất khó điều trị và sớm muộn sẽ dẫn đến suy thận.
Khoảng 3% bé bị chết do suy tim vì biến chứng não, cao huyết áp, nhiễm độc nước tiểu...
Vì vậy, nếu bé có các dấu hiệu bị bệnh thì cần được khám tại chuyên khoa Nhi sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Trong thời gian điều trị, bé cần được ăn nhạt, nếu phù to thì có thể phải ăn nhạt tuyệt đối.
Địa chỉ khám, chữa bệnh thận cho bé tại TP HCM: • Bệnh viện Nhi Đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10. Điện thoại: 08.39271119 Lưu ý: Bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ chạy thận cho các bệnh nhi bị suy thận cấp, còn Bệnh viện Nhi Đồng 2 là bệnh viện chạy thận nhân tạo cho bệnh nhi mạn tính. |
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Bệnh quai bị ở bé (16:04:00 21/08/2013)
- Tiểu đường ở bé (09:32:00 20/08/2013)
- Hăm tã ở bé (08:43:00 20/08/2013)
- Xử trí khi bé bị mất nước (08:16:00 20/08/2013)
- Viêm da tiết bã ở bé (17:37:00 15/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |