- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Để bé có sức đề kháng tốt
Bé có sức đề kháng tốt thì ít bị ốm, khỏe mạnh.
Dưới đây là những gợi ý đơn giản giúp tăng miễn dịch cho bé:
Kéo dài thời gian bú sữa mẹ
Việc bú sữa mẹ có tác dụng phòng ngừa một số bênh như: viêm tai, dị ứng, đi ngoài… Sữa mẹ còn chứa lượng kháng thể phong phú.
Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến nghị các mẹ hãy cho con bú sữa mẹ kéo dài tới 2 năm, hoặc ít nhất là trong 6 tháng đầu.
Ngủ đủ giấc
Nghiên cứu cho thấy, sự mất ngủ ở người lớn sẽ khiến các tế bào già cỗi khó “chết”, hệ thống miễn dịch suy giảm và chức năng phòng chống ung thư bị ảnh hưởng khiến người mất ngủ dễ bị bệnh và điều này cũng xảy ra với bé.
Giấc ngủ tốt nhất kéo dài 18 tiếng đối với bé mới sinh, 12-13 tiếng với bé trong thời kỳ 1-3 tuổi và 10 tiếng với bé 4-6 tuổi.
Tăng cường dinh dưỡng từ hoa quả và rau xanh
Carrot, các loại đậu đỗ, cam, dâu tây giàu catoten, cũng như vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé. Dinh dưỡng thực vật còn tăng cường sản xuất chất chống viêm tế bào máu trắng và interferon - ngăn chặn virus trên bề mặt tế bào.
Nghiên cứu cho thấy nếu trong thực phẩm của bé có chứa dinh dưỡng thực vật phong phú sẽ tăng cường khả năng phòng ngừa các bệnh mãn tính, tim và ung thư trong tương lai.
Ba điều chú ý về vệ sinh cá nhân
Rửa tay: Người lớn thường tiếp xúc với các loại vi khuẩn, do đó hãy rửa tay trước khi tiếp xúc với bé. Đồng thời rửa tay cho cả bé. Tay bé tiếp xúc với bình sữa, đồ chơi, quần áo và bé chưa ý thức được hành vi cho tay vào miệng. Vì vậy việc vệ sinh tay là rất quan trọng.
Phòng ngừa với người bị cảm cúm: Thông thường khi trong nhà có người bị cúm, hãy đeo khẩu trang để ngăn ngừa lây nhiễm cho bé. Nếu bệnh nặng, tốt nhất nên cách li với bé.
Bỏ thuốc lá: Trung tâm nghiên cứu và phòng chống bệnh tật của Mỹ cho biết, trong khói thuốc có hàng ngàn chất độc và đa số trong đó đều có hại hoặc giết đi những tế bào của cơ thể. Tốc độ hô hấp của bé nhanh hơn người lớn và hệ thống giải độc trong cơ thể chưa được hoàn hiện; do đó, bé dễ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc. Ngoài ra, khói thuốc còn gia tăng hội chứng đột tử ở bé sơ sinh, viêm phế quản, nguy cơ hen suyễn, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh.
Hoạt động ngoài trời
Tắm nắng và hít thở không khí trong lành: Điều này vô cùng quan trọng với bé. Tắm nước, tắm nắng và không khí trong lành giúp bé điều hòa cơ thể thích ứng với nhiệt độ bên ngoài, rèn luyện khả năng đề kháng.
Tiếp xúc với người ngoài: Tiếp xúc với mọi người trong môi trường bên ngoài không những giúp bé rèn luyện và tăng cường khả năng miễn dịch; đồng thời giúp bé phát triển tâm lý lành mạnh.
Rất nhiều bậc phụ huynh do lo lắng bé gặp nhiều người sẽ dễ sinh bệnh, tuy nhiên thực tế ngược lại, chỉ cần môi trường thông thoáng như công viên, tiếp xúc với những người khỏe mạnh sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Không nên đưa bé đến nơi ồn ào như: chợ, siêu thị… nơi có mật độ người đông.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Viêm V.A ở bé (15:20:00 26/08/2013)
- Nhược thị ở bé (14:57:00 26/08/2013)
- Viêm đường tiết niệu ở bé (15:58:00 22/08/2013)
- Suy thận và viêm cầu thận ở bé (16:20:00 21/08/2013)
- Bệnh quai bị ở bé (16:04:00 21/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |