Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phòng giun kim và phát hiện giun chui ống mật

12:24:06 29/08/2013

Quá trình lây nhiễm giun kim không liên quan đến điều kiện thời tiết, khí hậu mà phụ thuộc vào ý thức vệ sinh cá nhân của con người; vì vậy, các bé là nhóm dễ bị mắc bệnh nhất.

Gãi ngứa hậu môn khi giun đẻ trứng là phản xạ tự nhiên của bé và cũng là nguyên nhân lây nhiễm, làm cho trứng giun dính vào tay, đưa vào miệng và theo đó nó lại đi vào ruột. 

Giun kim (Pinworm) là loại ký sinh trùng nhỏ xíu (tên khoa học Enterobius Vermicularis), giống như những sợi chỉ trắng, dài khoảng vài milimet, sống nhiều trong thành ruột, làm cho bé luôn thức giấc vào ban đêm vì ngứa hậu môn. 

Giun kim trưởng thành sống trong ruột từ 20-30 ngày rồi chết. Trước khi chết giun cái thường chui ra ngoài hậu môn đẻ 4.000-25.000 trứng, nhất là khi bé ngủ. 

Dấu hiệu

Khi bị giun kim, bé thường đau bụng, ăn uống kém, khó tiêu. Ngoài ra, bệnh còn gây viêm nhiễm các bộ phận khác như âm đạo, niệu đạo.

Trường hợp bé ngứa ngáy nhiều, có thể dán vào hậu môn bé miếng băng dính; sau đó, đưa băng dính đi kiểm tra trên kính hiển vi, nếu có nhiều giun, bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc tẩy giun. Thuốc tẩy thường phải uống 2 liều, cách nhau 2 tuần mới hết được giun.

Phòng tránh

Mẹ cần tăng cường công tác vệ sinh cá nhân cho bé, đặc biệt là vệ sinh hậu môn mỗi khi bé ngủ dậy vào buổi sáng hoặc sau khi đi vệ sinh.

Mẹ nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Trước khi ăn uống, sau khi bé đi vệ sinh, vui chơi, cha mẹ phải vệ sinh chân tay sạch sẽ cho bé. 

Mẹ cần thực hiện phương châm ăn chín uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn không chỉ cho các bé mà cho tất cả mọi thành viên trong gia đình.

Phát hiện giun chui ống mật ở bé

Giun chui ống mật (Gcom) là hiện tượng giun từ ruột non đi ngược lên tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật, túi mật. Thông thường, giun hay chui lên ống mật chủ là giun đũa. Thống kê cho thấy, Gcom là bệnh cấp cứu ở các bé chiếm vị trí thứ hai sau cấp cứu viêm ruột thừa.

Nguyên nhânNguyên nhân hay gặp nhất là dùng thuốc tẩy giun không đủ liều, làm cho giun không bị liệt hẳn mà thuốc lại kích thích làm rối loạn vận động của giun; giun sẽ chuyển động không định hướng từ ruột non đi lên tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật, túi mật. 

Do dịch vị dạ dày bài tiết kém cho nên giun mới có điều kiện chui ngược dòng đi lên (bởi vì dịch vị có độ axit rất thấp cho nên không thích hợp với nhiều loài vi sinh vật nói chung và cả loài giun nói riêng). Cũng có ý kiến cho rằng, do môi trường của ruột thay đổi như trong bệnh tiêu chảy hoặc táo bón dài ngày ở bé.

Triệu chứng: Triệu chứng của giun chui ống mật rất rầm rộ. Bé thường đau bụng lệch sang phải, đau đột ngột, dữ dội hoặc đau từng cơn. Cơn đau dữ dội làm cho bé vã mồ hôi, mặt tái xanh, quằn quại. 

- Bé thường nằm chổng mông để làm giảm cơn đau; tay ôm bụng hoặc cào cấu quần áo. 

- Với bé ít tuổi hơn, khi bị GCOM thường thích được bế lên vai và áp bụng vào vai mẹ để đỡ đau hơn. Đau bụng thường kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Bé có thể bị sốt cao do giun mang vi khuẩn từ phân đi lên làm viêm nhiễm đường dẫn mật (loại vi khuẩn hay gặp là E.coli, Proteus...) Cơn đau đột nhiên dịu hẳn đi nhưng bé thì bị mệt lả, khát nước. Tuy nhiên, khi bé uống vào lại nôn ra hết rồi lại xuất hiện cơn đau khác (cứ như vậy lặp đi, lặp lại nhiều lần). 

Trong trường hợp GCOM, siêu âm có thể phát hiện hình ảnh con giun nằm trong đường dẫn mật. Xét nghiệm dịch mật hút từ tá tràng có thể thấy trứng giun đũa; xét nghiệm phân có thể thấy nhiều trứng giun đũa.

Phân biệt GCOM với những bệnh khácĐau bụng, buồn nôn, nôn, sốt ở bé rất dễ nhầm với viêm ruột thừa. Đau bụng vùng thượng vị có thể nhầm với hội chứng dạ dày. Tắc ruột, lồng ruột cũng có các triệu chứng đau bụng, buồn nôn...

Nếu giun không ra khỏi ống dẫn mật vẫn nằm trong đó (hoặc chui vào túi mật có nguy cơ làm tắc ống dẫn mật, kèm theo có vi khuẩn từ ruột đi cùng sẽ gây viêm đường dẫn mật, viêm túi mật) gây nên sốt cao.

Nếu giun không xuống được tá tràng mà đi vào túi mật thì gây đau bụng liên tục kèm chướng bụng, sốt, ứ mật và vàng da dễ nhầm với sỏi mật (sỏi mật cũng là một nguyên nhân do giun chui vào túi mật chết ở đó rồi biến thành sỏi). GCOM cũng có thể làm liên lụy đến tụy, vì rất có thể gây viêm tuyến tụy, viêm tụy gây đau vùng thượng vị. GCOM cũng có thể gây nên áp-xe gan do giun.

Xử trí: Khi nghi bé bị GCOM, cần nhanh chóng cho con đi bệnh viện (hay cơ sở y tế gần nhất) để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử trí kịp thời. Không nên cho bé uống (hay tiêm bất kỳ một loại thuốc gì) làm lu mờ triệu chứng khi bác sĩ chưa thăm khám. 

Khi xác định bé bị GCOM, bác sĩ sẽ có hướng sử trí thích hợp. Không phải mọi trường hợp bị GCOM đều phẫu thuật lấy giun, trừ khi bệnh diễn biến lâu ngày giun không ra khỏi ống dẫn mật làm tắc mật (hoặc có nguy cơ gây áp-xe gan), bởi vì sau phẫu thuật rất có thể giun từ ruột lại chui lên theo hướng “có mùi hương” để lại của giun lên lần trước. Giun đũa đi đến đâu là nó tiết ra một chất hương (pheromone), chất hương này sẽ có tác dụng lôi kéo các con giun khác đi theo. Vì vậy, sau khi bị GCOM mà không có biện pháp tiêu diệt giun (tẩy giun) trong ruột thì rất dễ bị GCOM tái phát. Do đó, biện pháp tẩy giun triệt để sau khi bé đã khỏi bệnh GCOM là hết sức cần thiết.

Phòng tránhĐể phòng tránh GCOM, bé cần đi khám chuyên khoa nhi để được xét nghiệm phân tìm trứng giun và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc điều trị (tẩy giun) cho con đề phòng dùng không đúng chỉ định, dùng sai thuốc, dùng không đúng liều lượng... đặc biệt là dùng cây, quả dân gian thì lại càng phải hết sức thận trọng.

Phương Thảo (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo