- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Viêm đường tiết niệu ở bé
Viêm đường tiết niệu là bệnh hay gặp ở bé (đứng thứ 3 sau viêm đường hô hấp và tiêu hóa). Đặc biệt hay gặp ở bé dưới 2 tuổi (chiếm đến gần 57%), do cơ chế đề kháng miễn dịch của bé chưa đầy đủ.
Dấu hiệu
Đến hết tuổi học sinh, có lẽ ít có bé nào không bị 2-3 lần nhiễm khuẩn đường tiết niệu, dù chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ nghĩ bé còn nhỏ thì không thể bị viêm đường tiết niệu. Có cha mẹ thấy con trai hay sờ vào “chim” lại mắng mà không biết rằng có thể vì khi đi tiểu bị đau mà bé có hành động như thế.
Theo các bác sĩ, biểu hiện lâm sàng của bệnh rất khác nhau theo từng lứa tuổi, từng thể bệnh nên dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót.
Với bé còn bú (dưới 2 tuổi): Bệnh không có biểu hiện ở đường tiết niệu mà chỉ có các biểu hiện toàn thân như sốt, đôi khi sốt rất cao, kém ăn... (bé càng nhỏ càng sốt cao).
Ở giai đoạn này, bệnh hay gặp ở bé trai hơn bé gái. Bệnh có thể diễn biến nặng khi vi trùng đường tiết niệu vào trong máu gây nhiễm trùng máu.
Ở lứa tuổi này, sau khi khám, loại bỏ hết các bệnh nếu không thấy nhiễm trùng ở đâu thì phải làm thêm các xét nghiệm khác, đặc biệt là xét nghiệm nước tiểu. Khoảng 10-15% những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân là mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Bé 2- 6 tuổi: Bệnh bắt đầu có triệu chứng ở đường tiết niệu như: đái buốt, đái rắt... Bé có thể chưa nói được chính xác biểu hiện bệnh mà chỉ kêu đái đau. Có bé vì đái đau quá, sợ nhịn đái đến mức bàng quang căng phồng, cha mẹ phải đưa vào bệnh viện để thông.
Ở giai đoạn này, bé có biểu hiện sốt nhưng ít hơn, nhiều bé không sốt. Bệnh tiến triển không nặng, dễ chữa nhưng cha mẹ thường dễ bỏ qua.
Với bé trong tuổi học đường (bao gồm tuổi dậy thì, tiền dậy thì): Bệnh bắt đầu có triệu chứng gần giống người lớn: đái buốt, đái rắt rất rõ ràng, ngồi một tý lại đứng lên đi tiểu, có thể đái đục không trong. Ở lứa tuổi này, bé thường không sốt và bé gái bị nhiều hơn bé trai.
Nguyên nhân
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh phần nhiều là do các vi khuẩn từ đường ruột. Ngoài ra còn một số nguyên nhân liên quan đến bệnh theo đường tình dục (đặc biệt bé ở tuổi dậy thì, tiền dậy thì).
Điều trị
Ở mỗi lứa tuổi, bệnh có biểu hiện bệnh khác nhau nên việc điều trị cũng tùy theo từng nhóm. Tuy nhiên, chỉ 2-3 ngày hoặc một tuần là khỏi.
Bệnh dễ tái phát
Bác sĩ cũng khuyến cáo, cha mẹ cũng cần lưu ý, bé khác người lớn ở bé chỗ bệnh có thể tái đi tái lại. Sự tái phát nhiều lần này chính là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương thận không hồi phục, suy thận sau này.
Nếu thấy có những bé cứ vài ba tháng lại mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bác sĩ sẽ phải làm thêm các thăm dò khác vì nghi ngờ bị dị dạng đường tiết niệu. Nếu chữa hết dị dạng này thì bệnh sẽ tự khỏi.
Phòng bệnh
Để phòng bệnh, cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, lau rửa sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài đặc biệt là ở bé gái.
Với những bé hay đóng bỉm, cũng phải thường xuyên thay bỉm và rửa sạch sẽ.
Khi thấy bé bị sốt không rõ nguyên nhân, hay sờ vào dương vật, kêu đái đau... cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Suy thận và viêm cầu thận ở bé (16:20:00 21/08/2013)
- Bệnh quai bị ở bé (16:04:00 21/08/2013)
- Tiểu đường ở bé (09:32:00 20/08/2013)
- Hăm tã ở bé (08:43:00 20/08/2013)
- Xử trí khi bé bị mất nước (08:16:00 20/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |