- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Điều cần biết khi cho con ăn rau, củ, quả
Khi bé có thể tự nhai thì rau củ quả được xem ra rất 'nhạt nhẽo'. Chính vì thế rất nhiều cha mẹ đã thay thế rau củ bằng các loại quả và lầm tưởng rau xanh cũng giống hoa quả.
Xét về mặt dinh dưỡng, hoa quả không thể thay thế rau
Rau củ và quả đều chứa muối vô cơ (kali, canxi, natri…) và nhiều vitamin thiết yếu khác. Những dưỡng chất này có sẵn trong hoa quả, rau đậu nhưng lại bị thiếu hụt với thực phẩm nguồn gốc động vật và các loại ngũ cốc.
Tuy nhiên ở trong rau, hàm lượng muối vô cơ và vitamin thường phong phú hơn hoa quả. Ví dụ: Trong 100g hẹ chứa 56mg vitamin C nhưng trong 100g quả lê hoặc chuối chỉ chứa khoảng 4mg vitamin C.
Một điều khác biệt nữa là trong rau tồn tại nhiều chất xơ hơn hoa quả, đây là chất giúp phòng ngừa táo bón và giảm bớt sự hấp thu độc tố trong cơ thể.
Lượng đường chứa trong rau được xem là đa đường, khi dung nạp vào cơ thể người, nó cần men tiêu hóa để thủy giải thành đường đơn rồi mới hấp thu được. Đó là ưu điểm giúp cho đường huyết không tăng đột ngột.
Trong khi đó đường trong hoa quả đa phần là đường đơn và song đường nên khi nạp vào cơ thể thì chúng thẩm thấu vào máu rất nhanh khiến nồng độ đường huyết tăng cao…
Từ đó có thể kết luận rằng rau củ và hoa quả về thành phần dinh dưỡng thì khá giống nhau nhưng tỷ lệ chất thì không hoàn toàn giống nhau, cho nên các nhà dinh dưỡng đã đưa ra kết luận cuối cùng là hoa quả không thể thay thế rau được.
Thừa củ quả trong dinh dưỡng của bé cũng nguy hiểm
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, có những bé mới 9 tháng tuổi nhưng mỗi ngày, mẹ cho uống hết một quả cam vắt và ăn thêm sinh tố hoa quả xay tổng hợp các loại khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, dẫn đến tiêu chảy kéo dài.
Có bé đến khám với nước da "vàng ệch", dù đã xét nghiệm rất nhiều vẫn không tìm ra bệnh. Nguyên nhân chỉ vì mẹ nghe nói carrot tốt nên ngày nào cũng cho bé vừa uống nước ép carrot vừa ăn cháo nghiền carrot.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) khuyên, cũng như với các loại thực phẩm khác, việc cho bé ăn hoa quả nên bắt đầu từ từ: Ngày đầu tiên, cho bé ăn một thìa cafe và mỗi ngày tăng dần số lượng. Cần quan sát sau khi bé ăn hoa quả để thấy bé không bị dị ứng hay có bất kì phản ứng thay đổi không có lợi nào.
Những năm đầu đời, cha mẹ không nên cho bé ăn những loại quả được nhập khẩu từ nước ngoài bởi rất có thể bé sẽ bị dị ứng. Với các bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn hoa quả được xắt miếng nhỏ để bé có thể dễ dàng nhai. Nên cho bé ăn hoa quả trước khi ăn bữa chính từ 30 phút đến một tiếng.
Nước quả không dùng thay nước lọc: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với bé 2-3 tuổi, nên cho uống 1/2 cốc nước quả mỗi ngày; bé từ 4 tuổi trở lên: 3/4 cốc mỗi ngày. Trong nước hoa quả bé uống rất giàu kalo, nếu uống quá nhiều lượng kalo dư thừa trở nên tác dụng ngược bởi nó có thể là nguyên nhân khiến bé mắc bệnh béo phì. Bé uống quá nhiều nước hoa quả có thể gây ra chứng tiêu chảy mãn tính, bị đầy hơi và đau bụng vì lượng carbonhydrate trong nước hoa quả được cung cấp quá nhiều dẫn đến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải.
Một lý do không nên cho bé uống quá nhiều nước ép hoa quả là dù tự nhiên nhưng lượng đường trong nước hoa quả luôn chiếm tỷ lệ cao, có thể dẫn đến sâu răng cho bé.
Không nên sử dụng nước hoa quả để thay thế cho nước uống và toàn bộ các loại rau và hoa quả bởi cơ thể bé ngoài việc được cung cấp lượng nước cần thiết cũng cần có lượng chất xơ nhất định để giữ cho hệ thống tiêu hóa của bé khỏe mạnh.
Nên cho bé dùng hoa quả ngay sau khi chế biến
Đa số các loại hoa quả sẽ đạt hương vị ngon nhất khi chín muồi, nhất là những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng. Tuy nhiên, nếu hoa quả đã chín rục, thâm đen hay lên men rượu, thành phần chất dinh dưỡng có thể thay đổi, chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị còn tốt.
Các loại vitamin bổ dưỡng trong hoa quả như vitamin C, folate… có thể mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, không khí, nhiệt độ. Quá trình mất chất này càng tăng nhanh hơn nếu vỏ ngoài của hoa quả bị phá vỡ hoặc bề mặt tiếp xúc không khí của hoa quả tăng lên khi cắt nhỏ. Vì vậy, cần lựa chọn hoa quả tươi và nên ăn sớm, gọt vỏ, cắt miếng xong ăn ngay. Gọt vỏ, cắt miếng hoa quả để lâu sẽ làm cho quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn hoa quả nhanh và dễ dàng hơn.
Các sản phẩm nước hoa quả cũng có thể gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa như nước hoa quả chưa được tiệt trùng hoàn toàn; trong quá trình đóng hộp, vận chuyển, cất giữ dần dần sẽ nhiễm vi khuẩn gây bệnh như tiêu chảy, đau bụng thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Hoặc khi chế biến nước hoa quả ở nhà, có thể các loại vi khuẩn có sẵn ở vỏ hoa quả (hoặc trong các dụng cụ ép, xay) sẽ lẫn vào nước hoa quả.
Khi bé không chịu ăn rau
Giải pháp cho các bé không ăn rau là cha mẹ cần kiên nhẫn tập dần cho bé, tạo hứng thú trong ăn uống, một thời gian các bé sẽ dễ dàng chấp nhận và yêu thích món rau quả hơn.
Phương Thảo (tổng hợp)
- 6 ‘không’ trong bữa ăn của bé (15:34:00 22/08/2013)
- Mẹo giúp bé ăn ngon (15:06:00 19/08/2013)
- Sử dụng chất béo khi nấu món cho bé (14:33:00 19/08/2013)
- Khi bé ngậm thức ăn (14:06:00 19/08/2013)
- Tập cho bé ăn cơm (08:37:00 16/08/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |