- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Bé ăn uống tốt mà vẫn thiếu vitamin
Trong thăm khám dinh dưỡng, các bác sĩ vẫn thường nhận được những thắc mắc: 'Tại sao đã cho con ăn uống đầy đủ, các cháu phát triển bình thường nhưng lại hay quấy khóc về đêm, rụng tóc, khô móng, có bé ra mồ hôi trộm, da không mịn màng như bé khác?'.
Thủ phạm là do thiếu vitamin
Đa phần nguyên nhân của tình trạng trên chính là do bé bị thiếu vitamin, cụ thể thiếu vitamin D dẫn đến thiếu canxi nên bé tuy ăn uống đầy đủ, tăng cân bình thường nhưng vẫn rối loạn giấc ngủ, quấy khóc về đêm, ra nhiều mồ hôi…
Thậm chí, có bé bụ bẫm nhưng vẫn còi xương do vitamin D rất ít trong thức ăn, chỉ một ít trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng, ngay cả trong sữa mẹ, hàm lượng vitamin D cũng rất thấp. Các loại vitamin khác cũng vậy, nhất là vitamin nhóm B và vitamin C cũng rất dễ bị thiếu do trong quá trình nấu nướng, bảo quản thực phẩm, bé hay ăn những thực phẩm đóng hộp, những thực phẩm chế biến sẵn.
Trong các loại vitamin thì vitamin B1 và vitamin C dễ bị phá huỷ nhất, cho nên dù bé vẫn lên cân bình thường do được cung cấp đủ năng lượng nhưng vẫn có thể bị thiếu vitamin, ngay cả những bé béo phì cũng thiếu vitamin bởi chế độ ăn không cân đối: ăn nhiều chất ngọt, chất béo, ít rau xanh và hoa quả chín. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào hấp thu chuyển hoá, cơ địa từng bé.
Dấu hiệu giúp phát hiện sớm
Cho đến nay, khoa học đã phát hiện có tới vài chục loại vitamin khác nhau và chia thành hai nhóm lớn: 1. Vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K…) có đặc tính chỉ tan trong dầu mỡ, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ sẽ thiếu các vitamin này, nhưng nếu dùng nhiều quá lại ngộ độc vì các loại vitamin này không thải trừ hàng ngày qua nước tiểu mà tích lại trong gan; 2. Vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B, vitamin C) thải trừ qua nước tiểu hàng ngày nên nguy cơ ngộ độc thấp hơn. |
Những bé bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi cọc… đương nhiên thiếu vitamin. Ngoài ra, bé còn bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo, chất bột đường và các chất khoáng.
Với những bé không bị suy dinh dưỡng, cân nặng bình thường nhưng nếu phát hiện các dấu hiệu sau thì cũng có thể bị thiếu vitamin: ngủ không ngon giấc, quấy khóc, thần kinh dễ kích thích, tóc rụng, tóc khô, cứng, dựng ngược; da và niêm mạc biến đổi (khô, xanh, mất độ sáng, viêm da, niêm mạc nhợt, xuất huyết bầm tím dưới da, viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi đỏ, có vết loét, hay chảy máu chân răng, chậm liền sẹo); móng chân, móng tay khô, dễ gãy, sần sùi, trắng bệch, xước móng; giảm cảm giác ăn ngon (biếng ăn, ăn ít); bớt vui vẻ, giảm khả năng tập trung, dễ tổn thương và tăng phản ứng với stress.
Phòng ngừa
Vitamin (hay còn gọi vi chất dinh dưỡng), cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng với sức khoẻ:
- Thiếu vitamin A, gây khô mắt có thể dẫn đến mù loà, làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hoá.
- Thiếu vitamin D dẫn đến còi xương, loãng xương.
- Thiếu vitamin B1 dẫn đến tê phù, thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng.
- Thiếu vitamin C gây chảy máu xuất huyết dưới da…
Chế độ ăn hàng ngày của bé có thể đảm bảo đủ vitamin và chất khoáng cần thiết nếu thực đơn luôn có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng: bột đường (có trong gạo, mì, ngô, khoai); chất đạm (có trong thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ…); chất béo (có trong dầu ăn và mỡ động vật); vitamin, chất khoáng và chất xơ (có trong các loại rau xanh, quả chín), đồng thời bé phải không bị rối loạn tiêu hoá hấp thu.
Trong trường hợp bé bị bệnh hoặc có các dấu hiệu thiếu vitamin, có thể bổ sung dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Song cũng chỉ nên uống từng đợt chứ không nên dùng triền miên. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc vì thừa vitamin cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bổ sung vitamin từ thực phẩm vẫn là an toàn nhất, còn bổ sung bằng thuốc có thể ngộ độc, nhất là các loại vitamin tan trong dầu.
Coi chừng vô tình làm mất vitamin
Không khí và ánh sáng là kẻ thù của vitamin, vì vậy các rau quả tươi phải được cho vào túi kín để trong bóng tối và mát, tránh để lâu ngày. Ngay cả trong tủ lạnh, vitamin vẫn có thể mất đi. Khi chế biến, tránh làm dập nát rau quả, gọt vỏ mỏng thì giữ được vi chất tốt hơn; nếu đảm bảo mua được quả sạch thì chỉ cần rửa sạch không nên gọt vỏ; rửa rau nhanh dưới vòi nước.
Vitamin còn nhạy cảm với oxy; do đó, không nên chuẩn bị nước quả ra trước khi dùng bữa, cũng như để tiếp xúc với không khí quá lâu. Khi nấu, nhiệt độ càng cao, nấu càng lâu, khả năng vitamin bị phá huỷ càng lớn. Vì vậy cần phải càng nhanh càng tốt, phải đậy nắp để tránh oxy hoá và bay hơi, không nên nấu để cách xa quá bữa ăn. Khi nước đã sôi mới cho rau củ, bỏ một chút muối vào nồi nước nấu ngay từ đầu sẽ giới hạn được mức độ hoà tan của vitamin và khoáng chất.
Lời khuyên từ Viện Dinh dưỡng
Viện Dinh dưỡng Quốc gia có 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho các bé như sau:
1. Cho bé bú mẹ ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Cho bé ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18-24 tháng.
2. Phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món.
3. Ăn thức ăn giàu đạm với tỉ lệ cân đối giữa nguồn động vật và thực vật, nên tăng cường ăn cá.
4. Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật.
5. Sử dụng sữa và các sản phẩm sữa phù hợp với mỗi lứa tuổi.
6. Không ăn mặn, sử dụng muối iôt trong chế biến thức ăn.
7. Ăn nhiều rau, củ, quả hằng ngày.
8. Lựa chọn và sử dụng thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn. Dùng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn.
9. Uống đủ nước hàng ngày, hạn chế đồ ngọt.
10. Thực hiện nếp sống năng động, hoạt động thể lực đều đặn, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Phương Thảo (tổng hợp)
- ‘Cái hại’ khi bé uống nhiều nước có gas (14:40:00 01/09/2013)
- Dùng váng sữa cho bé (14:44:00 28/08/2013)
- Dùng beurre, fromage nấu bột, soup cho bé (14:32:00 28/08/2013)
- Cho bé ăn thịt bò, lợn, gà (14:13:00 28/08/2013)
- Cho bé ăn thủy, hải sản (09:08:00 23/08/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |