- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
5 món ăn vặt quen thuộc gây hại cho bé
Dưới đây là những món ăn vặt có thể nguy hại cho bé, mặc dù chúng quen thuộc và được bé rất thích. Nếu không thể nói không với thói vòi ăn của bé, mẹ hãy cân nhắc kỹ nên cho ăn vào lúc nào, với số lượng bao nhiêu, để đảm bảo sức khỏe bé.
1. Xúc xích
Được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe mọi người nói chung và quá trình phát triển của bé nhỏ nói riêng. Trong xúc xích có hóa chất, phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể. Ăn nhiều xúc xích (cũng như các thực phẩm chế biến sẵn), bé có thể lâm vào 3 tình trạng:
- Thừa năng lượng dẫn đến béo phì, dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư...
- Chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Ngoài ra, rất nhiều xúc xích được bán rong có nguồn gốc không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu trong những cơ sở tư nhân thiếu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Kem
Được làm từ sữa nên kem cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, một số loại kem có chứa các loại hạt, màu nhân tạo hoặc chất tạo hương vị… không hề an toàn với bé. Kem được mua từ các cửa hàng khử trùng thì có thể yên tâm, nhưng bán ở các xe bán hàng rong rất có thể bị nhiễm khuẩn khiến bé bị tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc khi ăn.
Bé chỉ nên ăn kem khi đã tròn 4 tuổi. Nếu bé dưới một tuổi thì mẹ tuyệt đối không cho ăn, bởi hệ miễn dịch của bé còn yếu, một miếng kem lạnh cũng có thể khiến bé bị viêm họng. Ngoài ra, kem có thể dính vào lưỡi và tan chảy lâu bên trong miệng sẽ khiến bé rất khó chịu, dễ trớ.
Ăn kem lạnh không tốt cho răng của các bé. Thói quen mút của đa số các bé khi ăn kem có thể làm hỏng răng hoặc xói mòn men răng, thậm chí có thể gây ra gãy xương nhỏ trong răng.
3. Kẹo mút
Vừa ngọt vừa giống một món đồ chơi sặc sỡ nên kẹo mút đặc biệt hấp dẫn các bé. Nhưng hãy nhìn vào thành phần làm nên chiếc kẹo, mẹ sẽ thấy đó chỉ là các chất làm ngọt, phẩm màu, hương liệu và không kèm vitamin, không canxi, không sắt... gần như không có giá trị dinh dưỡng.
Cũng như các loại kẹo khác, kẹo mút vốn nhiều đường, rất có hại cho răng, bé dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Nếu ăn kẹo trước bữa ăn, bé sẽ bị ngang dạ, không còn cảm giác thèm ăn nên khó hoàn thành bữa chính.
Ngoài ra, rất nhiều bé vừa ngậm kẹo mút, vừa chạy nhảy nô đùa, rất nguy hiểm vì cái que nhựa có thể trượt bất cứ lúc nào và đâm vào thịt bé. Vì thế khi cho con ăn kẹo mút, cha mẹ cần phải luôn để mắt tới bé.
4. Snack (bim bim)
Một gói snack 35g chứa 2,5 thìa dầu. Nếu mỗi ngày ăn một gói snack thì một năm, cơ thể của bé đã hấp thu khoảng 5 lít dầu. Snack được chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất béo thể đồng phân. Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm từ 5% đến 10% trở lên trong tổng lượng chất béo của khẩu phần ăn hàng ngày cho một người thì dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch, tăng huyết áp.
Snack còn chứa nhiều muối và đường. Lượng muối trong snack ảnh hưởng đến chức năng thận còn lượng đường lại có nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2. Bé ăn nhiều snack và uống nhiều nước dẫn đến đầy bụng, chán ăn. Vì vậy, không nên cho bé ăn nhiều snack, tránh suy dinh dưỡng thể béo phì và không tốt cho sức khỏe.
5. Thạch
Thành phần chủ yếu của thạch là carrageenan - một loại polymer sinh học được tách chiết từ cây rong sụn và một số loại rong khác, có những lợi ích nhất định đối với chức năng ruột, nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu chất khoáng. Ngoài ra còn có nước, đường, chất nhũ hóa sodium alginate, bột agar, hương liệu… Sodium alginate và agar thuộc loại chất xơ nhưng ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất béo và protein đối với cơ thể.
Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi ăn mọi người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều bé bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt. Thạch mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu.
Để phòng ngừa, tốt nhất không nên cho bé dưới 5 tuổi ăn thạch vì phản xạ đường thở của bé chưa hoàn thiện nên rất dễ bị hóc. Với bé lớn hơn, nếu cho ăn thì dùng thìa dằm nhỏ miếng thạch, bón cho bé ăn từ từ. Khi bé bị hóc thạch, tuyệt đối không dùng tay móc họng bé, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến bé khó thở hơn.
Trong trường hợp bé tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu bé xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, bé sẽ dễ thở hơn. Sau đó đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được xử trí cấp cứu ngay.
Theo VnExpress
- Ứng phó với bé lười ăn do hiếu động (14:43:00 03/09/2013)
- Phòng tình trạng bé lười ăn do tâm lý (13:56:00 03/09/2013)
- Bé ăn uống tốt mà vẫn thiếu vitamin (13:45:00 03/09/2013)
- ‘Cái hại’ khi bé uống nhiều nước có gas (14:40:00 01/09/2013)
- Dùng váng sữa cho bé (14:44:00 28/08/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |