- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Tránh để bé thừa vitamin
Trước tình trạng nhiều bố mẹ lạm dụng thuốc bổ cho con, thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải (Giám đốc trung tâm Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia) cảnh báo về những nguy cơ do thừa vitamin và chất khoáng đối với bé.
Thừa vitamin A: Có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến bé bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm bé chậm lớn, rối loạn thần kinh.
Thừa vitamin B6: Có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
Thừa vitamin D: Có thể làm bé chán ăn, mệt mỏi, nôn; dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh…
Nhóm bé cần được bổ sung vitamin
- Bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
- Bé sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm khuẩn, ho hen, tiêu chảy...).
- Mẹ nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ vitamin cho bé.
Bởi vì các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm khi chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, quả củ không còn tươi nên mất nhiều vitamin C); hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C sẽ không còn...).
Vì vậy nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho những bé khỏe mạnh uống bổ sung vitamin. Còn với bé béo phì, bác sĩ thường khuyên bé nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin (vì chế độ ăn ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K).
Phải bổ sung theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Một số phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ có thể vô tình làm cho bé thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc... làm giảm hấp thụ các vitamin nhóm B; vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A; vitamin C liều cao làm phá hủy vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt...
Khi bổ sung vitamin và chất khoáng cho bé bằng thuốc cần chú ý dùng đúng chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng xấu do quá liều. Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày, trừ trường hợp bé đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và chất khoáng đó thì có thể dùng liều cao hơn, theo chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa. Vì vậy phụ huynh cần phải biết nhu cầu hàng ngày về vitamin và khoáng chất là bao nhiêu.
Các chế phẩm vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượng rất cao, như vitamin B12 loại 5.000-10.000mcg cao hơn 800-1.600% nhu cầu hằng ngày; vitamin C 1.000mg; nguyên tố kẽm 100mg, cao hơn 330-660% nhu cầu... nên khi sử dụng cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc. Phụ huynh khi sử dụng vitamin và khoáng chất dưới dạng phối hợp (đa vitamin, đa khoáng chất...) phải phân biệt rõ ràng công thức cho bé dưới một tuổi và dưới bốn tuổi.
Nếu mẹ cần được bổ sung vitamin thì không nên dùng đơn thuốc của mẹ cho bé.
Trường hợp bé phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, phải tham khảo thầy thuốc chuyên khoa nhi.
Lưu ý: Nên cho bé dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu. Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.
Vitamin luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá...). Nếu bé sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng; bé không ăn kiêng; bé không bị rối loạn hấp thụ ở đường tiêu hoá thì không cần bổ sung.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Bé thích nhai một bên khi ăn (15:50:00 09/09/2013)
- 5 nguyên nhân làm bé ăn chậm (15:43:00 09/09/2013)
- 5 món ăn vặt quen thuộc gây hại cho bé (15:09:00 09/09/2013)
- Ứng phó với bé lười ăn do hiếu động (14:43:00 03/09/2013)
- Phòng tình trạng bé lười ăn do tâm lý (13:56:00 03/09/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |