Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phòng tình trạng bé lười ăn do tâm lý

13:51:20 03/09/2013

Bác sĩ chuyên khoa II Nhi Trần Thị Nga (Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng, BV Nhi Trung Ương) cho biết: 'Bệnh nhi đến khám, ngoài nguyên nhân do tình trạng nhiễm trùng (viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy… dẫn đến ức chế các enzym tiêu hóa); thiếu vi chất (các yếu tố tham gia hình thành các men tiêu hóa trong quá trình chuyển hóa, hấp thu thức ăn); do thức ăn không hợp khẩu vị; do tình trạng nhiễm giun sán… thì việc ép bé ăn là một nguyên nhân dẫn đến lười ăn'. 

Cùng quan điểm này, bác sĩ Lê Thị Hải (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho rằng, yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng lười ăn của bé và rất khó khắc phục.

Ở những bé lười ăn, ăn ít, cha mẹ thường nghĩ là phải ép ăn, ép đến mức “nhồi nhét”. Ví như có bệnh nhi đến khám, mẹ “khai” ngày cho con uống 3 cốc sữa công thức đặc, 3 bát bột nhưng bữa nào cũng như là một cuộc chiến với khóc lóc, quát tháo rồi giữ chặt bé đổ đồ ăn, lặp đi lặp lại điệp khúc khóc - nuốt - khóc…

Theo bác sĩ Hải, chính vì không khí bữa ăn quá căng thẳng, bị o ép quá thô bạo khiến bé cứ thấy bưng ra cái gì là đã khóc, bịt miệng… Người ta ước tỉnh chỉ khoảng 5% bé sinh ra đã lười bú nhưng đến 2-3 tuổi thì tỉ lệ này lên đến 30-40%. Điều này chứng tỏ nguyên nhân lười ăn phần nhiều do môi trường sống gây ra (không khí bữa ăn, ăn các món ăn không phù hợp tuổi).

Nếu lười ăn là do các nguyên nhân thể trạng thì việc điều trị không quá khó nhưng nếu là nguyên nhân tâm lý, bé sợ ăn vì bị ép buộc thô bạo… thì rất khó khắc phục, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của người mẹ.

Không thuốc nào tốt bằng làm đúng cách và kiên nhẫn

Theo bác sĩ Nga, với những bé được xác định lười ăn do nguyên nhân tâm lý (thậm chí cả với những bé bệnh lý và được điều trị) thì một môi trường ganh đua cho bé sẽ kích thích bé ăn rất tốt.

“Thay vì gò ép bé ăn thì nên cho bé ngồi ăn cùng gia đình và cho bé bát, thìa để kích thích bé. Khi đó, dù có thể bé hơi phá nhưng ăn uống dễ dàng hơn. Hoặc có thể cho bé ăn cùng bạn bè và kích thích bé ăn bằng cách cổ vũ bạn này, khen bạn kia ăn giỏi như sư tử, há mồm to hơn cá sấu… Tất cả những chi tiết rất nhỏ nhặt ấy, thực sự lại là một sự kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng hơn, bé nhai, nuốt nhanh hơn” - bác sĩ Nga nói.

Thêm một điểm mà các bậc phụ huynh cần rất lưu ý, không quá nôn nóng trong chữa lười ăn cho bé. Bác sĩ Nga tâm sự, có người mẹ đưa con đến chữa lười ăn và thật thà “khai báo” đã đi đủ mọi nơi, đủ bác sĩ có tiếng… nhưng vẫn không ăn thua.  

Thực ra, việc chữa lười ăn đòi hỏi sự kiên nhẫn, tuyệt đối không nên tạo ngay ra một sự thay đổi quá lớn và không nên uống quá nhiều loại thuốc một lúc nhằm thay đổi triệu chứng lâm sàng. Liều thuốc luôn được kê để bổ sung, khắc phục từ từ nhưng nhiều mẹ quá sốt ruột, ngoài các loại thuốc điều trị của bác sĩ vẫn mua các loại được quảng cáo là kích thích ăn ngon để cho con uống, điều này là không cần thiết và sai lầm. Bé đã sợ ăn, lại bị ép trong ngày uống vài ba lần thuốc, men kích thích ăn uống thì bé lại càng sợ hơn. Với lười ăn tâm lý, người mẹ càng phải kiên nhẫn hơn nữa.

Cuối cùng, đừng quên chế biến đồ ăn hợp khẩu vị, độ tuổi với việc lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nếu muốn giúp bé bắt kịp tăng trưởng.

Phát hiện sớm biểu hiện lười ăn ở bé

- Số lượng thức ăn bé ăn vào trong ngày ít hơn nhu cầu theo độ tuổi.

- Bé hay táo bón và lượng phân ít hơn bình thường.

- Sự phát triển cân nặng của bé chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân, thậm chí giảm cân.

Chất dinh dưỡng cần cho bé lười ăn

Bé lười ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, dễ mắc bệnh tật, ốm đau… Dưới đây là một số chất cần thiết để bổ sung cho bé lười ăn:

LysineLà một axit amin rất cần cho hoạt động sống của người và động vật mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải lấy từ thức ăn. Nó là chìa khóa trong việc sản xuất các enzym, hormone và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng - chống trả với bệnh tật. Cơ thể người và động vật nếu thiếu Lysine sẽ khó hoạt động bình thường, đặc biệt ở động vật còn non và các bé còn nhỏ sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn, trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố.

Lysine còn giúp bé ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu canxi, ngăn cản sự bài tiết chất khoáng này ra ngoài cơ thể, nên có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương.

Lysine có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa đậu nành… nhưng dễ bị phá hủy khi chế biến, nấu thức ăn.

KẽmKẽm có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải axit nucleic và protein – là những thành phần quan trọng của sự sống; do đó các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc… rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Bé thiếu kẽm sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng.

Kẽm còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể do hoạt hóa tế bào Lympho (là lính canh bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật).

DHA và Taurin2 chất rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và não. Thiếu hai chất này bé sẽ kém thông minh và không tinh mắt.

CanxiCó vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn đặc biệt là sự phát triển của xương. Bé thiếu canxi sẽ khiến xương nhỏ, yếu, chậm lớn, lùn, còi; thậm chí xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, bị sâu răng.

Bé thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.

Chất xơVì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu.

Bé bị táo bón lâu ngày thường hay mè nheo do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng hợp của vi khẩn có lợi tại ruột nên hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Chất xơ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.

Các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12)Giúp bé ăn ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch, tiêu hóa của bé, tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của mắt.

Phương Thảo (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo