- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Những thay đổi về cảm xúc của mẹ
Khi mang thai, người mẹ có niềm vui nhưng xen lẫn là những lo lắng, mệt mỏi.
Mang thai là khoảng thời gian tuyệt đẹp trong đời vì lúc này, người mẹ cảm nhận được em bé đang lớn lên từng ngày trong cơ thể mình.
Khi mang thai, người mẹ thường nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ chồng, người thân và người xung quanh nên càng khiến người mẹ thấy hạnh phúc.
Nhiều người mẹ háo hức viết nhật ký hoặc tham gia các diễn đàn trên mạng về cách chăm sóc thai kỳ và em bé sơ sinh.
Mỉm cười hạnh phúc khi mẹ nghĩ tới cái tên hay nick thân mật cho con.
Chắc chắn mẹ sẽ xúc động và không thể nào quên hình ảnh đầu tiên của bé qua siêu âm.
Đôi khi, mẹ nghĩ nhiều về con tới mức quên cả cảm giác khó chịu của thai kỳ hay những áp lực trong công việc và cuộc sống.
Mẹ hay tưởng tượng và mơ mộng về tương lai của bé: Vừa mong bé là ca sĩ tài năng, vừa mong bé sẽ thành giáo sư, bác sĩ…
Một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai có ham muốn mãnh liệt hơn trong “chuyện ấy”. Các khu vực phát sinh khoái cảm trở nên nhạy cảm hơn. Ví dụ, do sự thay đổi của hormone, vòng một của người mẹ trở nên to và nhạy cảm hơn; máu dồn về cơ quan sinh dục làm tăng kích thích và hưng phấn…
Những cảm xúc tiêu cực khi mang thai
Bên cạnh niềm vui, nhiều người mẹ cũng phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực khi có bầu.
Mệt mỏi: Quý I của thai kỳ là khoảng thời gian người mẹ thấy mệt hơn cả, đặc biệt với người làm mẹ lần đầu. Mẹ hay buồn ngủ, buồn nôn, dễ khóc, cáu gắt…
Đến quý II-III, mặc dù đã quen dần với việc mang thai nhưng tâm trạng mệt mỏi vẫn thi thoảng xuất hiện, nhất là khi người mẹ phải làm việc quá sức.
Lo sợ: Những vấn đề về sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé có thể làm mẹ mất ngủ. Phụ nữ lần đầu làm mẹ còn sợ cảm giác đau khi chuyển dạ. Nhóm người mẹ từng sảy thai hay sinh non thì lo biến cố thai nghén tương tự sẽ gặp phải ở lần mang thai này.
Những vấn đề sợ sinh con dị tật, biến chứng thai nghén, thiếu kinh tế nuôi con… cũng khiến mẹ lo lắng.
Stress kéo dài: Những căng thẳng tích tụ lâu ngày sẽ gây stress. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nếu mẹ stress nhiều khi mang thai thì làm tăng nguy cơ sinh non, sinh bé nhẹ cân; đồng thời, bé dễ mắc biến chứng dị ứng và hen suyễn về sau.
Suy giảm ham muốn tình dục: Một số người mẹ có xu hướng giảm ham muốn thay vì tăng ham muốn vợ chồng. Nhiều cặp đôi lo ngại “chuyện ấy” ảnh hưởng tới con nên đành “tạm hoãn”.
Cân bằng cảm xúc khi mang bầu
Tạo không gian riêng cho hai mẹ con: Mẹ có thể lên kế hoạch trang trí phòng và mua sắm cho bé. Những lúc rảnh, mẹ tự tay dọn phòng, dán tranh, ảnh và mơ tới ngày con chào đời.
Viết nhật ký: Mẹ nên tạo thói quen viết nhật ký ngay từ đầu thai kỳ. Viết ra giúp mẹ cảm nhận rõ niềm hạnh phúc, cũng như giúp giảm stress.
Đi dạo: Không khí trong lành ngoài trời sẽ khiến tinh thần mẹ vui vẻ, thoải mái. Mẹ có thể đi dạo cùng chồng, chị em gái, bạn bè…
Tắm thư giãn: Một số tinh dầu tắm an toàn cho phụ nữ mang thai là tinh dầu oải hương, cam, hạnh nhân… Mẹ bầu nên nhớ tắm nước ấm vừa phải và tránh nơi gió lùa.
Xem phim hài hoặc đọc truyện hài: Giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả.
Ăn sáng theo cách lãng mạn: Cùng chồng ăn sáng ngoài balcon và hít thở không khí trong lành.
Tập thể dục: Mẹ nên duy trì những bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai để có cơ thể và tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh.
Đi mua sắm: Đây cũng là hoạt động thư giãn hiệu quả cho mẹ bầu.
Không làm việc quá sức: Nếu bị áp lực trong công việc, mẹ nên tìm cách phân chia lại cho hợp lý.
Tập thở đúng cách: Những lúc căng thẳng, mẹ bầu nên tập hít thở sâu.
Làm đẹp: Mẹ bầu nên lưu ý với thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, son môi chứa chì hay mỹ phẩm trị mụn, mỹ phẩm độc hại thì cần tránh.
Duy trì chuyện ấy: Trừ khi bác sĩ chỉ định phải “kiêng”, còn không mẹ bầu vẫn nên duy trì chuyện vợ chồng trong suốt thai kỳ.
Ngọc Huê
- Các biến chứng thai nghén do mẹ béo phì (15:12:00 24/08/2013)
- Ảnh hưởng của âm thanh tới thai (08:57:00 16/08/2013)
- Tìm hiểu tràng hoa quấn cổ (10:06:00 02/08/2013)
- Tìm hiểu nhau tiền đạo (09:47:00 01/08/2013)
- Lưu ý các phương tiện khi đi du lịch (20:37:00 31/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |