Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Lưu ý các phương tiện khi đi du lịch

09:39:46 01/08/2013

Du lịch bằng ôtô có thể làm mẹ bầu mệt mỏi. Vì thế, chỉ nên chọn cách này với những hành trình ngắn. Nếu có thể, nên dừng xe lại và ra khỏi xe thường xuyên để mẹ bầu đi bộ ít phút, kích thích máu lưu thông ở chân. 

Nên thắt dây an toàn thấp xuống phía dưới bụng bầu của mẹ bầu. Nên nhờ người khác lái xe cho mẹ bầu vì bụng bầu to sẽ khiến mẹ bầu khá vướng víu khi ngồi ở chỗ lái xe.

Một chuyến đi bằng đường bộ của mẹ bầu không nên kéo dài quá 5-6 tiếng. Mẹ bầu cũng không nên quá lo khi đi đường hơi gập ghềnh. Bởi vì, bào thai nằm sâu bên trong tử cung, được bảo vệ khá tốt. Trừ khi người mẹ bị chấn thương nặng (như một vụ tai nạn) thì bé mới bị ảnh hưởng.

Lưu ý với những phương tiện khác khi đi du lịch trong thời kỳ mang thai:

Du lịch bằng máy bay

Du lịch bằng đường hàng không tương đối an toàn với thai phụ. Ở một số nước, phụ nữ được phép lên máy bay đến tuần thứ 36 của thai kỳ. Với chuyến bay dài, mẹ bầu nhớ đi toilet đầy đủ, tránh tình trạng cố “nhịn”.

Mẹ bầu nên khoác thêm áo ngoài vì đó là cách thích ứng tốt nhất khi nhiệt độ thay đổi. Thai phụ cũng cần đứng lên và đi lại sau mỗi một giờ đồng hồ (hoặc 30 phút) để tránh tình trạng máu bị ứ ở chân.

Nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non, tiền sản giật, bất thường ở thai… cần chế độ chăm sóc đặc biệt trước khi muốn lên máy bay. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm có nguy cơ về sức khỏe, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định bay.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh đi máy bay vào những tuần cuối (1-4 tuần cuối) vì nguy cơ chuyển dạ sớm là rất lớn. Nhiều hãng hàng không có quy định thời gian được lên máy bay dành cho thai phụ theo từng độ tuổi thai. Do đó, mẹ bầu có thể tìm hiểu thông tin về điều này với hãng hàng không định bay từ trước đó.

Trong quá trình du lịch, có thể hỏi bác sĩ về những loại thuốc được phép mang theo, gọi là “túi thuốc khẩn cấp”. Nếu vào quý II-III của thai kỳ, cần mang đi cùng lịch theo dõi khám thai, bao gồm: tuổi thai, ngày sinh theo dự kiến, kết quả xét nghiệm, kiểm tra trong thai kỳ, tiền sử bệnh… Nếu có thể, mẹ bầu hãy yêu cầu đặt chỗ ngồi thoải mái nhất trên khoang máy bay. Đó có thể là ghế ở hàng giữa, nơi có nhiều khoảng trống và tiện lợi khi đi vệ sinh.

Khi ngồi, luôn giữ cho dây an toàn ở phía dưới bụng, gần với hông. Nên uống đủ nước, nhất là nước lọc để tránh tình trạng bị mất nước do ảnh hưởng từ khoang máy bay. Đồ uống chứa caffein có tính chất lợi tiểu; vì thế, cần tránh trà, cafe, đồ uống chứa caffein trước và trong quá trình bay. Những thức ăn như bắp cải, đậu đỗ có thể gây “xì hơi” và khiến mẹ bầu có một hành trình không thoải mái.

Mẹ bầu cũng cần tránh bay bằng những máy bay tư nhân nhỏ, có các khoang chật hẹp và áp suất lớn.


 

Di chuyển bằng đường biển

Du lịch đường biển có thể khiến mẹ bầu bị say sóng, cho dù mẹ bầu có mang bầu hay không. Cách tốt nhất là hạn chế du lịch đường biển. Nếu không thể tránh, cần hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận.

Du lịch nước ngoài trong thời kỳ mang thai 

Luôn cập nhật thông tin về nơi mẹ bầu định đến. Nếu đó là nơi đang có ổ dịch hoặc chứa bệnh truyền nhiễm, mẹ bầu cần hủy bỏ chuyến đi ngay. Nên mang theo nước đóng chai để uống, nếu mẹ bầu lo ngại về nguồn nước ở nơi mẹ bầu định đến.

Lưu ý an toàn khi đi du lịch trong thai kỳ

- Nên chọn các chuyến đi ngắn, tránh các hành trình dài.

- Nên chọn các hình thức du lịch an toàn, tránh du lịch gây nguy hiểm.

- Hãy mang theo đồ ăn như bánh quy, trứng luộc, hoa quả, các loại hạt, sữa, nước quả…. cho chuyến đi của mẹ bầu. Mang theo ít kẹo ngọt để ngăn ngừa buồn nôn gây ra do lượng đường trong máu thấp.

- Đừng dựa hoặc đứng gần cửa ra - vào của tàu, xe….

- Mẹ bầu cần xem xét lịch khám thai: Mẹ bầu cần kiểm tra xem thời gian đi chơi có trùng với thời điểm khám thai định kỳ không? Một số xét nghiệm quan trọng được tiến hành vào những thời điểm nhất định trong thai kỳ:

+ Lấy mẫu nhung màng đệm (CVS): tuần 10-12 trong thai kỳ.

+ Chọc dò ối: tuần 15-18.

+ Xét nghiệm glucose: tuần 24-28.

+ Xét nghiệm khuẩn liên cầu nhóm B: tuần 35-37.

+ Nếu kết quả xét nghiệm máu của mẹ bầu là âm tính với Rh (Rh-) thì mẹ bầu cần tiêm globulin miễn dịch ở tuần thứ 28.

Nếu mẹ bầu quyết định tiến hành một trong số những xét nghiệm trên thì mẹ bầu cần thêm thời gian chờ kết quả trước khi bắt đầu chuyến đi.

- Lưu địa chỉ và số điện thoại của bệnh viện gần nhất ở nơi đến: Trước khi xuất hành, cần chuẩn bị một danh sách tên và số điện thoại của bệnh viện nơi mẹ bầu định đến, phòng trường hợp khẩn cấp. Nếu đang ở trong quý II-III, có thể mang theo hồ sơ khám thai. Hồ sơ gồm tên tuổi của mẹ bầu, tuổi của thai, ngày sinh dự kiến, địa chỉ khám thai trước đó, tiền sử bệnh, kết quả siêu âm và xét nghiệm…

- Đảm bảo mang theo đủ thuốc và viên uống bổ sung: Những loại thuốc, vitamin, viên uống bổ sung như canxi, sắt, magiê… được bác sĩ chỉ định thì mẹ bầu cần mang theo trong chuyến du lịch. Ngay cả khi điểm đến là thành phố lớn, sẵn có những loại thuốc kể trên.

- Mua bảo hiểm: Bảo hiểm du lịch giúp mẹ bầu an tâm hơn cho một chuyến đi. Nhất là với những chuyến du lịch nước ngoài, mẹ bầu càng cần kiểm tra bảo hiểm dành cho chuyến đi đó.

- Chuẩn bị những chuyện ngoài mong đợi: Nếu có thời gian, mẹ bầu có thể tham dự câu lạc bộ (diễn đàn) dành cho bà bầu khi muốn đi du lịch. Kiến thức, kinh nghiệm được trao đổi qua đó sẽ giúp mẹ bầu vững tin hơn. Không nên mạo hiểm, nhất là khi mẹ bầu muốn du lịch một mình.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo