- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Tìm hiểu tràng hoa quấn cổ
Tràng hoa quấn cổ (còn gọi là dây rốn quấn cổ) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.
Nguyên nhân
Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian chật hẹp là tử cung của mẹ.
Cách phát hiện
Siêu âm giúp phát hiện tràng hoa quấn cổ thường vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6.
Thai máy bất thường có thể là dấu hiệu tràng hoa quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Nguy cơ
Dây rốn là sợi dây kết nối duy nhất giữa mẹ và thai nhi. Đây là đường cung cấp oxy, chất dinh dưỡng để nuôi sống bào thai. Bình thường, một thai nhi đủ tháng có dây rốn dài khoảng 40–50cm. Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi thì thường bị quấn cổ hoặc những trường hợp thai nhỏ, ối nhiều, thai chuyển động nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn. |
Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn có thể khiến thai nhi bị treo lên cao, khó lọt qua cổ tử cung để đi ra ngoài. Vì thế, nếu siêu âm phát hiện tràng hoa quấn cổ, người mẹ cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Nguy cơ với thai: Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Bởi thế, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
Nguy cơ với bé sau khi chào đời: Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời thì các trường hợp tràng hoa quấn cổ không gây nguy hiểm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy.
Do đó, nếu mẹ phát hiện thấy bé sơ sinh có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi khám ngay.
Tràng hoa quấn cổ có thể tự trở lại bình thường
Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ rồi sau đó tự trở lại bình thường.
Thai nhi có thể bị quấn thêm nhiều vòng
Với trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn một vòng, không nguy hiểm đến bé thì người mẹ vẫn có thể sinh thường. Dù vậy, sản phụ vẫn cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận đề phòng các nguy cơ cho bé.
Một số trường hợp, thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng. Khi ấy, sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn. Bởi thế, người mẹ cần theo dõi cử động của thai. Nếu thai đột ngột đạp mạnh hoặc đạp quá yếu thì cần nhập viện kiểm tra ngay.
Ngọc Huê (tổng hợp)
... |
- Tìm hiểu nhau tiền đạo (09:47:00 01/08/2013)
- Lưu ý các phương tiện khi đi du lịch (20:37:00 31/07/2013)
- Tránh những điều nguy hại ở nhà (14:07:00 30/07/2013)
- Tăng cân đủ khi mang thai (15:51:00 29/07/2013)
- Phòng nấm cho mẹ bầu (13:35:00 29/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |