Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tìm hiểu nhau tiền đạo

09:40:56 01/08/2013

Bình thường, bánh nhau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung. Trong trường hợp bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung (che một phần hay che kín cổ tử cung) thì gọi là nhau tiền đạo.

Các dấu hiệu nghi ngờ nhau tiền đạo


Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ đột ngột bị ra huyết đỏ tươi (có thể nhiều hoặc ít), đông cục lại (không kèm theo đau bụng).

Ra huyết âm đạo có thể lặp lại nhiều lần. Lần sau thường ra nhiều hơn lần trước.

Nếu thai phụ đi lại nhiều, làm việc nặng, quan hệ vợ chồng… thì dễ bị ra huyết hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của nhau tiền đạo vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy thấy thường gặp nhau tiền đạo ở những người mẹ:

- Sinh nhiều lần.

- Nạo thai, sảy thai nhiều lần.

- Viêm nhiễm tử cung trước đó.

- Có nhau tiền đạo lần mang thai trước.

Lưu ý: Những người có thai lần đầu vẫn có thể bị nhau tiền đạo.

Những ảnh hưởng của nhau tiền đạo với mẹ và thai

Ảnh hưởng trên mẹ: Ra huyết âm đạo gây thiếu máu cho mẹ. Nếu ra huyết nhiều, mẹ còn có thể tử vong.

Ảnh hưởng trên thai: Do mẹ bị thiếu máu vì ra huyết nhiều nên thai nhi dễ suy dinh dưỡng, suy thai.

- Khi mẹ bị ra huyết nhiều, để cứu mẹ nên bác sĩ phải mổ lấy thai sớm (không kể đến thai đủ tháng hay chưa) nên khả năng thai non tháng rất cao. Bé dễ bị suy hô hấp vì non tháng; thậm chí bé còn có thể tử vong.

- Vì bánh nhau nằm ở phần dưới tử cung làm cho thai nhi khó xoay đầu xuống nên dễ dẫn đến ngôi bất thường (ngôi mông hay ngôi ngang…).

Phát hiện nhau tiền đạo trước sinh

Để phát hiện nhau tiền đạo, hiện nay phương pháp an toàn và được dùng nhiều nhất tại Việt Nam là siêu âm sớm (từ tuần lễ thứ 20 của thai kỳ).

Qua siêu âm, bác sĩ có thể xác định vị trí bánh nhau bám vào tử cung: ở đáy, thân, mặt trước, mặt sau tử cung; nhau bám thấp; nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm.

Cách xử trí khi đuợc chẩn đoán nhau tiền đạo

Nếu người mẹ thấy ra huyết âm đạo thì mẹ cần phải vào bệnh viện có khoa sản gần nhất để được điều trị. Tùy mức độ ra huyết và sự trưởng thành của thai nhi, bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hay dưỡng thai thêm.

Nếu được dưỡng thai thêm: Thai phụ cần nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn uống bổ dưỡng.

Nếu không ra huyết âm đạo và thai nhi còn non tháng: Thai phụ cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại; tránh đi chơi xa, không làm việc nặng, kiêng giao hợp.

Nếu không ra huyết âm đạo và thai lớn hơn hoặc bằng 37 tuần: Thai phụ cần nhập viện sản khoa.

Không phải mổ lấy thai cho tất cả các trường hợp nhau tiền đạo

Chỉ cần mổ lấy thai cho những trường hợp:

- Nhau tiền đạo gây ra huyết nhiều bất kể tuổi thai.

- Nhau tiền đạo trung tâm và thai đủ trưởng thành (có khả năng sống được khi ra khỏi buồng tử cung).

- Nhau tiền đạo bán trung tâm.

- Trường hợp nhau bám thấp hay bám mép có thể sinh thường nếu không kèm một bất thường nào khác.

- Trường hợp ở tuần 27 của thai kỳ là nhau tiền đạo trung tâm nhưng đến khi thai đủ trưởng thành nhau lại chỉ bám thấp vẫn có thể sinh thường. Do đó, bác sĩ sẽ cho thai phụ siêu âm kiểm tra lại vị trí bánh nhau trước khi quyết định cách sinh.

Phòng tránh

- Người mẹ không nên sinh đẻ nhiều.

- Người mẹ không nên nạo phá thai nhiều lần.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo