Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Các cách giảm đau chuyển dạ

13:26:50 05/11/2013

Chuyển dạ (kèm theo những cơn đau, co thắt mạnh) có thể kéo dài 5-10 tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn. Lúc này, thư giãn, thở đúng cách là những biện pháp làm mẹ bầu dễ chịu hơn.

Massage

Hãy nhờ chồng, mẹ mình hay người thân bên cạnh giúp mẹ bầu massage lưng, chân hay bất kỳ phần nào khác trên cơ thể để sản phụ được thư giãn và thoải mái. Massage làm giảm mỏi cơ, đỡ đau và giữ cân bằng tâm lý khi chuyển dạ.

Thay đổi tư thế

Mẹ bầu cố gắng đứng lên, đi lại một chút, nên vịn vào tay một người thân để tránh không bị ngã. Có thể xoay người nhẹ, ngồi tựa lưng hay bất kỳ một tư thế nào khiến mẹ bầu dễ chịu nhất.

Các nhà khoa học đã chứng minh việc đi lại vừa giúp mẹ bầu bớt đau đớn, vừa làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ngắn hơn. Tư thế đứng thẳng sẽ làm cho cổ tử cung nhanh mở, giúp cho máu lưu thông đến thai nhi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nhất thiết mẹ bầu bầu phải đứng thẳng, có thể ngồi xổm, quỳ gối hay dựa lưng vào một điểm tựa nào đó… để luôn dễ chịu.

Gợi ý 10 tư thế giảm đau chuyển dạ như sau:

1. Tựa vào chồng: Đứng thẳng giúp cơn co thắt giảm cường độ, nhất là trong giai đoạn đầu chuyển dạ. Có thể vòng tay qua cổ chồng trong khi anh ấy ôm nhẹ lấy vợ. Nếu cơn đau dữ dội, mẹ bầu bầu khẽ đua đưa (như đang nhảy), trong khi nhờ chồng massage lưng.

2. Lắc lư: Trong quá trình chuyển dạ, những cử động đều đặn của mẹ bầu bầu giúp giảm cơn đau. Nhẹ nhàng lắc lư (qua trái – qua phải) khi mẹ bầu bầu ngồi trên một chiếc ghế vững chắc hoặc trên giường.

3. Tựa ngược vào ghế: Nếu lưng quá đau, kiểu ngồi này giúp mẹ bầu bầu dễ chịu. Có thể nhờ chồng (người thân) massage lưng, giúp giảm đau.

4. Một chân gác lên ghế: Một chân gác lên ghế, chân còn lại cố định chắc chắn dưới sàn. Nếu ghế quá cao, có thể thay thế bằng một cái bục kê chân.

5. Ngồi kê một chân: Dùng một cái bục kê chân có độ cao vừa phải, kê một chân lên đó (tương tự tư thế ở trên). Mẹ bầu bầu có thể đổi chân để cảm thấy dễ chịu hơn.

6. Quỳ gối: Quỳ gối, ôm quả bóng dành cho mẹ bầu bầu sẽ giúp giảm đau lưng. Đôi tay và phần cơ thể trên của người mẹ bầu được nghỉ ngơi trên quả bóng.

7. Ngồi xổm: Ngồi xổm giúp khung xương chậu của mẹ bầu bầu rộng mở, tạo điều kiện cho bé tụt xuống. Hãy vịn tay vào thành ghế chắc chắn hoặc mép giường khi ngồi. Cũng có thể nhờ chồng ngồi lên ghế, còn mẹ bầu bầu vịn tay vào hai đầu gối của chồng.

8. Ngồi tựa lưng vào tường: Kê thêm gối khi mẹ bầu bầu tựa lưng. Trong mỗi cơn co, hãy gập – duỗi đầu gối sao cho mẹ bầu cảm thấy dễ chịu nhất.

9. Quỳ gối, chống tay: Đừng e ngại tư thế này khi chuyển dạ. Có thể thử nó ở trên giường hoặc trên sàn nhà trải thảm. Mẹ bầu bầu có cảm giác hơi căng tức ở xương sống nhưng thực sự, kiểu này giúp mẹ bầu bầu giảm đau lưng và giúp bé xoay về tư thế thuận lợi. Chống tay, quỳ gối còn là vị trí giúp bé nhận được nhiều oxy nhất.

10. Nằm nghiêng về một bên: Khi mẹ bầu bầu muốn nghỉ ngơi, hãy nằm nghiêng về một bên. Kẹp gối vào hai chân để thoái mái nhất. Kiểu nằm này giúp máu từ mẹ bầu vận chuyển vào bào thai là tối đa. Ngoài ra, nó còn giúp nâng đỡ bụng bầu, giảm đau lưng cho mẹ bầu.

Lưu ý: Không có tư thế nào giúp giảm đau hoàn hảo nhất. Người mẹ bầu có thể trao đổi thêm với bác sĩ và tự chọn ra tư thế phù hợp cho bản thân. Nên bình tĩnh và không quá lo lắng vì cơn đau sẽ trôi qua nhanh hơn mẹ bầu tưởng.

Tắm nước ấm

Nhớ là mẹ bầu chỉ nên tắm nước ấm chứ không phải nước quá nóng hay xông hơi trong thời gian dài. Tắm giúp mẹ bầu thư giãn thật hiệu quả và hạn chế tối đa cảm giác khó chịu, bức bối khi chuyển dạ. 

Lưu ý: Hoạt động này chỉ phù hợp với những cơn chuyển dạ nhẹ mới xuất hiện, khi đã quá đau hoặc có cảm giác sắp sinh, mẹ bầu không nên tắm một mình để đề phòng những tình huống xấu.

Âm nhạc

Đeo một chiếc headphone vào tai để nghe những âm thanh êm dịu bất cứ khi nào mẹ bầu muốn. Âm nhạc là cách tốt nhất để giúp mẹ bầu bớt căng thẳng và lo lắng.

Dùng dầu thơm

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những loại dầu thơm phù hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giúp mẹ bầu giảm đau, giảm sự co thắt khi chuyển dạ. Một số tinh dầu thơm hữu ích gồm: oải hương, hoa cúc, khuynh diệp, trà xanh, bưởi…

Thở và rặn đúng cách

Kỹ thuật thở cũng giúp ích cho những cơn chuyển dạ.

Thở chậm – sâu: Dùng trong giai đoạn cổ tử cung mở dưới 3cm.

Khi có cơn co tử cung, mẹ bầu hãy bắt đầu bằng hơi thở sâu rồi thở chậm - sâu (hít bằng mũi, thở ra bằng miệng), thở chậm rãi, đều đặn và chấm dứt với một hơi thở sâu khi hết cơn co. Khi hít vào sao cho bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống.

Thở 4-6 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 25-30 giây.

Thở ngực nhanh – nông: Áp dụng khi cổ tử cung mở 4-7cm, cơn co thường mạnh hơn, dài hơn và dầy hơn.

Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp theo đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt.

Thở 20-25 nhịp/phút. Thở chậm hơn vào đầu và cuối cơn co, thở nhanh hơn vào giữa cơn co.

Thở thổi nến: Được dùng khi cổ tử cung mở 7-9cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn, sản phụ thường muốn rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung, tránh rặn sớm.

Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh, nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt một hơi thở sâu.

Rặn: Dùng khi cổ tử cung mở trọn và người mẹ muốn rặn. Tư thế để rặn là tư thế "cong chữ C".

Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Khi rặn tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, hết hơi mẹ bầu nên rặn tiếp tục và hít một hơi thở sâu khác, giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.

Khi hít thở chậm sâu các mẹ bầu có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được như đang nằm, đứng hoặc ngồi, các mẹ bầu càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả. 

Châm cứu

Cách này cũng giúp thai phụ đỡ đau và các mạch máu trong cơ thể lưu thông tốt, giảm stress, buồn phiền, chống đau lưng... Trên thực tế, ít trường hợp phải vận dụng đến biện pháp này.

Tưởng tượng đến những gì thú vị

Kết hợp với quá trình thở đúng cách, mẹ bầu nên giữ tinh thần được thoải mái tối đa, hình dung ra những khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh, cánh đồng hoa hay bãi biển thơ mộng chẳng hạn, mẹ bầu sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Lưu ý: Khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện hay các trung tâm y tế. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là đau bụng từng cơn tăng dần, tử cung co bóp mạnh, nhiều cơn đau mạnh hơn. Âm đạo tiết dịch màu hồng. 

Nhiều trường hợp vỡ ối lúc chuyển dạ. Khi ấy, âm đạo chảy nước, có thể nhiều hoặc ít tùy từng cơ thể mỗi người. Mẹ bầu cũng có thể thấy mỏi, đau vùng thắt lưng.

Nên chú ý đi tiểu, đại tiện trước để cơ thể sảng khoái hơn trong cơn chuyển dạ.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo