- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Thiếu kẽm và selen có liên quan đến chất lượng tinh trùng kém và giảm khả năng ...
-
Dấu hiệu rụng trứng thể hiện ở chất nhầy âm đạo, đau bụng, cảm thấy quyến rũ ...
-
Người mẹ nên cố gắng ăn thực phẩm có chứa vitamin C, như một ly nước hoa quả ...
-
Cả bạn và chồng bạn phải thực sự ổn định tâm lý trước khi có con.
-
Tư thế Doggy (người chồng 'đi vào' từ phía sau) giúp việc đậu thai dễ ...
-
Vỡ tử cung là một tai biến khi chuyển dạ, thai có thể bị đẩy vào ...
-
Băng huyết, sa dây nhau, dây rốn quấn cổ bé... là những rắc rối thường gặp khi ...
Giai đoạn 2 của chuyển dạ
Đây là giai đoạn rặn, đẩy thai ra ngoài. Lúc này, cổ tử cung đã mở hoàn toàn, các cơn co ở gần nhau hơn (không bị ngắt quãng như thời kỳ trước) nên mẹ phải tập trung hít vào – thở ra nhịp nhàng giữa các cơn co.
Thai tụt xuống
Sự tụt xuống của thai có thể rất nhanh hoặc từ từ, nếu mẹ sinh con so. Với mỗi cơn co, sức ép từ tử cung và các cơ vùng bụng, giúp đẩy thai ra ngoài nhanh hơn.
Đầu bé chúc xuống, cùng với từng nhịp thở của mẹ sẽ khiến quá trình đẩy thai ở giai đoạn “hai bước tiến, một bước lùi” (tức là đầu của bé thò ra được một đoạn thì lại bị tụt vào bên trong một quãng đường bằng ½ đoạn thò ra).
Một số sản phụ lo lắng quá trình rặn và đẩy thai ra ngoài. Nếu thai đã tụt xuống xương chậu của mẹ, người mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng sự chui ra của bé. Nếu thai vẫn nằm phía trên, cảm giác chui ra của bé vẫn còn mơ hồ.
Rạch tầng sinh môn
Đáy chậu (vùng giữa hậu môn và âm đạo) bị phồng ra với mỗi lần rặn, dần dần bác sĩ sẽ quan sát được đầu của bé. Nếu có một chiếc gương lớn ở phía đối diện, người mẹ thoáng thấy hình ảnh đầu của bé. Mỗi lần rặn, đầu bé càng dễ dàng được quan sát.
Thời điểm này, bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ rặn ra nhẹ nhàng hoặc tạm thời ngừng rặn. Sức ép của đầu bé lên vùng đáy chậu, người mẹ cảm thấy hơi căng, đau khi tầng sinh môn bị rạch.
Một số sản phụ khi rặn đẻ có tiểu tiện hoặc đại tiện một chút (nếu ruột và bàng quang căng). Điều đó là tự nhiên, nếu có xảy ra, mẹ đừng ngại ngùng gì cả.
Khi bé chui ra hoàn toàn
Dưới sự trợ giúp của bác sĩ, từng bộ phận của bé lần lượt xuất hiện như sau: trán, mũi, mồm, cằm. Với những cú đẩy tiếp theo, toàn cơ thể bé sẽ chui ra khỏi bụng mẹ.
Thời gian của giai đoạn hai khi chuyển dạ: Kéo dài vài phút đến vài giờ. Nếu không được gây tê màng cứng, thai phụ mất khoảng 1h cho lần sinh đầu và khoảng 20 phút cho lần sinh thứ hai. Nếu được gây tê màng cứng, thời gian này kéo dài hơn.
Bác sĩ lau sạch người bé, kẹp và cắt rốn. Bé cất tiếng khóc chào đời.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Giai đoạn đầu của chuyển dạ (14:03:00 06/11/2013)
- Tự tính xem thai có quá ngày (13:52:00 05/11/2013)
- 6 tư thế của thai và biến cố khi chuyển dạ (13:43:00 05/11/2013)
- Các cách giảm đau chuyển dạ (13:35:00 05/11/2013)
- Chọn bệnh viện sinh con (14:47:00 30/10/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |