- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Thiếu kẽm và selen có liên quan đến chất lượng tinh trùng kém và giảm khả năng ...
-
Dấu hiệu rụng trứng thể hiện ở chất nhầy âm đạo, đau bụng, cảm thấy quyến rũ ...
-
Người mẹ nên cố gắng ăn thực phẩm có chứa vitamin C, như một ly nước hoa quả ...
-
Cả bạn và chồng bạn phải thực sự ổn định tâm lý trước khi có con.
-
Tư thế Doggy (người chồng 'đi vào' từ phía sau) giúp việc đậu thai dễ ...
-
Vỡ tử cung là một tai biến khi chuyển dạ, thai có thể bị đẩy vào ...
-
Băng huyết, sa dây nhau, dây rốn quấn cổ bé... là những rắc rối thường gặp khi ...
Giai đoạn đầu của chuyển dạ
Quá trình chuyển dạ bao gồm 3 giai đoạn: 1. Cổ tử cung dần mở; 2. Đẩy em bé ra (rặn đẻ) và 3. Xổ nhau. Trong đó, giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, thậm chí nhiều ngày và là giai đoạn dài nhất, khó khăn nhất.
Theo các bác sĩ, lúc này tử cung người mẹ xuất hiện những cơn co bóp; đồng thời, cổ tử cung mở dần ra (đến khoảng 10cm). Các cơn đau ban đầu ngắn và cách xa nhau, sau càng lúc càng dài, càng liên tục.
Lúc khó khăn nhất thường là cuối giai đoạn này, khi cơn đau chỉ 2-3 phút đã lặp lại và kéo dài đến một phút hoặc hơn. Ở bên trong, bé ép mạnh xuống, khiến mẹ không chỉ đau bụng mà lưng dưới và tầng sinh môn cũng có thể đau tức. Dịch âm đạo ra nhiều. Chân mẹ bầu có thể đau, run rẩy. Mẹ có thể nóng hoặc rét, mệt bã người, buồn ngủ. Một số sản phụ buồn nôn và nôn trong thời gian này.
Những lưu ý
Khi mới bắt đầu chuyển dạ, chưa khó chịu nhiều, mẹ hãy nói chuyện, thư giãn, đi lại cho dễ chịu. Mẹ nên ăn cho có sức, những loại thực phẩm người mẹ nên ăn bao gồm bánh mì, mỳ, cơm, rau, thịt, hoa quả tươi… Uống các loại sữa, sữa chua, nước hoa quả tươi (trừ những loại nhiều chất chua như cam, chanh, bưởi…) hoặc đơn giản là nước đun sôi để nguội. Tránh những thức ăn khó tiêu.
Khi các cơn co trở nên liên tục, mãnh liệt, dứt mỗi cơn mẹ hãy thở sâu để lấy bình tĩnh và tiếp nhận thêm ôxy. Mẹ cần đi tiểu thường xuyên (dù không mót), đừng để bàng quang đầy sẽ cản đường em bé.
Lúc khó khăn nhất thường là cuối giai đoạn này, khi cơn đau chỉ 2-3 phút đã lặp lại và kéo dài đến một phút hoặc hơn. Ở bên trong, bé ép mạnh xuống, khiến mẹ không chỉ đau bụng mà lưng dưới và tầng sinh môn cũng có thể đau tức. Dịch âm đạo ra nhiều. Chân mẹ có thể đau, run rẩy. Mẹ có thể nóng hoặc rét, mệt bã người, buồn ngủ. Một số phụ nữ buồn nôn và nôn trong thời gian này.
Trong khi cổ tử cung đang mở, điều quan trọng là không được rặn. Nếu mẹ rặn quá sớm, cổ tử cung có thể bị phù, bé sẽ khó ra. Khi cảm thấy muốn rặn, mẹ hãy há miệng để thở, nằm sấp chổng mông cho dễ chịu, đừng rặn. Hãy cố gắng một chút, mỗi cơn đau lại giúp mẹ sớm nhìn thấy mặt con.
Dấu hiệu nên nhập viện sớm
Cơn co thắt ở mỗi người mẹ là khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để nhận biết chính xác dấu hiệu mẹ nên nhập viện. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, những trường hợp sau, người mẹ nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Người mẹ sinh bé lần đầu, những cơn co thắt xảy ra 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Nhìn chung, những thai phụ sinh con đầu lòng bao giờ cũng có thời gian chuyển dạ dài hơn so với bà mẹ sinh con lần 2.
- Cường độ của những cơn co thắt mỗi lúc mỗi mạnh hơn, đến mức người mẹ không chịu đựng nổi.
- Người mẹ mang thai dưới 37 tuần và xuất hiện những cơn co thắt dồn dập.
- Người mẹ không còn nhận thấy cảm giác thai nhi cử động sau những cơn co thắt.
Những biến chứng thường gặp trong giai đoạn đầu chuyển dạ
Vỡ ối sớm: Sau những cơn co thắt báo hiệu quá trình chuyển dạ thực sự, cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện dấu hiệu vỡ nước ối. Một số thai phụ cho biết, họ có thể nghe thấy một tiếng động nhỏ khi túi nước ối bị vỡ đồng thời người mẹ có cảm giác nước chảy “xối xả” hoặc một chút nước hơi “rỉ ra” nơi âm đạo.
Trường hợp người mẹ bị vỡ nước ối sớm, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên. Bác sĩ khuyến cáo rằng, ngay sau khi có triệu chứng vỡ túi nước ối, người mẹ nên nhập viện nhanh chóng; đồng thời, người mẹ không nên tự ý cho bất kỳ thứ gì vào âm đạo để tránh nhiễm khuẩn.
Sa dây nhau: Trường hợp này xảy ra khi thai nhi chưa xuống tử cung trong khi túi nước ối đã vỡ. Bác sĩ có thể phát hiện ra dây nhau ngay trong âm đạo. Nếu được cấp cứu kịp thời sẽ an toàn cho cả bà mẹ và em bé. Ngược lại, sa dây nhau có thể là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng thai chết lưu.
Người mẹ bị kiệt sức: Những cơn co thắt tử cung liên tiếp có thể khiến người mẹ mệt mỏi và mất sức nhanh chóng. Do vậy, người mẹ cần được sự động viên tinh thần của người thân đồng thời được cung cấp một lượng kalo phù hợp.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Tự tính xem thai có quá ngày (13:52:00 05/11/2013)
- 6 tư thế của thai và biến cố khi chuyển dạ (13:43:00 05/11/2013)
- Các cách giảm đau chuyển dạ (13:35:00 05/11/2013)
- Chọn bệnh viện sinh con (14:47:00 30/10/2013)
- Ưu và nhược điểm của sinh mổ (14:46:00 30/10/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |